Ban kiểm soát của Quỹ phát triển đất từ 1/8/2024 quy định thế nào? Hồ sơ đề nghị ứng vốn từ Quỹ phát triển đất ra sao?
Ban kiểm soát của Quỹ phát triển đất từ 1/8/2024 quy định thế nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định về Ban kiểm soát như sau:
(1) Ban kiểm soát giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng quản lý kiểm soát hoạt động của Quỹ phát triển đất.
(2) Ban kiểm soát có tối đa 03 thành viên, gồm: Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát hoạt động kiêm nhiệm hoặc chuyên trách.
(3) Thành viên của Ban kiểm soát không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của các thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng Quỹ và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Lưu ý: Việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Trưởng ban và các thành viên Ban kiểm soát thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất và pháp luật có liên quan.
Ban kiểm soát của Quỹ phát triển đất từ 1/8/2024 quy định thế nào? Hồ sơ đề nghị ứng vốn từ Quỹ phát triển đất ra sao? (Hình ảnh Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát của Quỹ phát triển đất thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn Ban kiểm soát của Quỹ phát triển đất như sau:
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất, các quy chế, quy trình của Quỹ.
- Kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, trung thực của Hội đồng quản lý, Giám đốc Quỹ trong việc quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ.
- Thẩm định báo cáo tài chính của Quỹ theo quy định của pháp luật.
- Lập kế hoạch hoạt động, trình Hội đồng quản lý phê duyệt; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác kiểm tra, giám sát.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Hội đồng quản lý và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
Hồ sơ đề nghị ứng vốn từ Quỹ phát triển đất như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị gồm:
Trên cơ sở Kế hoạch ứng vốn đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức được ứng vốn lập 01 bộ hồ sơ đề nghị ứng vốn gửi Quỹ phát triển đất. Hồ sơ đề nghị gồm:
- Văn bản của tổ chức được ứng vốn về việc đề nghị ứng vốn (trong đó nêu rõ kế hoạch, tiến độ thực hiện khối lượng công việc; phương án hoàn trả vốn ứng; cam kết sử dụng vốn ứng đúng mục đích và hoàn trả vốn ứng đúng thời hạn): 01 bản chính.
- Hồ sơ, tài liệu liên quan đến điều kiện ứng vốn quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2024/NĐ-CP: 01 bản sao.
Lưu ý:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền quyết định ứng vốn từ Quỹ phát triển đất. Cơ quan, người có thẩm quyền trước khi phê duyệt quyết định ứng vốn từ Quỹ phát triển đất có trách nhiệm rà soát điều kiện ứng vốn quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2024/NĐ-CP đảm bảo phù hợp và chịu trách nhiệm về việc phê duyệt số tiền ứng vốn từ Quỹ phát triển đất.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Quỹ phát triển đất trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quyết định việc ứng vốn cho tổ chức được ứng vốn nếu đủ điều kiện hoặc có văn bản thông báo và trả lại hồ sơ cho tổ chức đề nghị ứng vốn nếu không đủ điều kiện theo quy định.
- Căn cứ Quyết định ứng vốn từ Quỹ phát triển đất của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 104/2024/NĐ-CP, Quỹ phát triển đất kiểm soát hồ sơ quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 16 Nghị định 104/2024/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ, lập chứng từ chuyển tiền gửi Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản.
Chậm nhất 01 ngày làm việc, Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản chuyển tiền cho đối tượng thụ hưởng theo đề nghị của Quỹ phát triển đất. Ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản thanh toán thực hiện lệnh chuyển tiền của Quỹ phát triển đất cho đối tượng thụ hưởng theo quy định.
- Việc ứng vốn được thực hiện một lần hoặc nhiều lần trên cơ sở tiến độ thực hiện và nhu cầu ứng vốn của từng dự án, nhiệm vụ. Trường hợp thực hiện ứng vốn nhiều lần cho cùng một dự án, nhiệm vụ thì tổ chức được ứng vốn có văn bản đề nghị ứng vốn và hồ sơ, tài liệu khác có liên quan đến việc ứng vốn theo từng lần.
Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định điều kiện ứng vốn gồm:
(1) Có văn bản đề nghị ứng vốn của tổ chức được ứng vốn.
(2) Có trong Kế hoạch ứng vốn từ Quỹ phát triển đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Dự án, nhiệm vụ đã được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt hoặc giao thực hiện.
(4) Có phương án hoàn trả vốn ứng.
(5) Vốn hoạt động của Quỹ tại thời điểm ứng vốn đáp ứng được yêu cầu ứng vốn.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ phát triển đất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?