Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như thế nào?
- Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như thế nào?
- Bảo đảm an ninh trật tự, an ninh hàng không tại khu vực công cộng cảng hàng không, sân bay khi có chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như thế nào?
- Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như thế nào?
Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như thế nào?
Căn cứ vào Điều 31 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang
1. Hãng hàng không của Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép có trách nhiệm bảo đảm về an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang xuất phát từ Việt Nam; niêm phong và lưu giữ các mẫu suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang ít nhất 24 giờ, kể từ khi đưa suất ăn lên phục vụ trên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang.
2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp chế biến suất ăn có trách nhiệm phối hợp với hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ thực hiện việc kiểm tra bằng trực quan đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ xuất phát từ Việt Nam trước khi đưa vào dụng cụ chứa đựng suất ăn, niêm phong an ninh dụng cụ chứa đựng suất ăn và bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị áp tải suất ăn từ nơi chế biến ra tàu bay.
3. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an tiến hành kiểm nghiệm thức ăn, nước uống phục vụ đối tượng cảnh vệ, nước uống phục vụ đối tượng cảnh vệ khi đi công tác nước ngoài.
4. Tổ bay chỉ được tiếp nhận lên tàu bay dụng cụ chứa đựng suất ăn cho khách chuyên cơ, chuyên khoang còn nguyên niêm phong an ninh.
Theo đó, việc bảo đảm an ninh an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ sẽ do hãng hàng không phụ trách.
Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như thế nào? (Hình từ Internet)
Bảo đảm an ninh trật tự, an ninh hàng không tại khu vực công cộng cảng hàng không, sân bay khi có chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang như thế nào?
Căn cứ vào Điều 32 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Bảo đảm an ninh trật tự, an ninh hàng không tại khu vực công cộng cảng hàng không, sân bay khi có chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chỉ đạo Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay phối hợp với công an địa phương thiết lập các chốt kiểm soát tại các đường ra, vào và khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay.
2. Cảng hàng không, sân bay có chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, thiết bị và công cụ hỗ trợ phù hợp cùng lực lượng công an địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát, duy trì trật tự tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay trong suốt quá trình chuẩn bị và phục vụ chuyên cơ; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi gây mất an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
Theo như quy định trên thì lực lượng kiểm soát an ninh hàng không sẽ theo sự chỉ đạo của người khai thác cảng hàng không để phối hợp với công an địa phương bảo đảm an ninh trật tư, an ninh hàng không.
Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam như thế nào?
Căn cứ vào Điều 34 Thông tư 25/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chỉ đạo Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay bố trí đủ lực lượng, trang thiết bị an ninh; thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát người, phương tiện ra, vào, hoạt động trong khu vực phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang; hành lý, hàng hóa khi đưa vào khu vực phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 của Thông tư này; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây uy hiếp an ninh, an toàn của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; bố trí lực lượng kiểm soát an ninh hàng không canh gác, giám sát, bảo vệ tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang từ khi tàu bay được đưa vào vị trí đỗ chuẩn bị khai thác cho đến khi kết thúc công tác phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang. Trường hợp tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang được bảo dưỡng, sửa chữa tại cơ sở bảo dưỡng, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của cơ sở bảo dưỡng có trách nhiệm kiểm soát người, đồ vật, phương tiện mang lên tàu bay.
2. Trong trường hợp tàu bay chuyên cơ đỗ qua đêm, hãng hàng không phải niêm phong cửa tàu bay và bàn giao cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; công tác bàn giao phải được thể hiện bằng văn bản và lưu trữ hồ sơ tại nơi làm việc của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; khu vực tàu bay đỗ phải đủ cường độ ánh sáng và được bố trí người canh gác hoặc giám sát bằng phương tiện kỹ thuật nhằm phát hiện, ngăn chặn người, phương tiện tiếp cận tàu bay trái phép. Cầu thang, ống lồng, băng chuyền và các phương tiện phục vụ khác phải được di dời khỏi tàu bay.
3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chỉ đạo Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay phối hợp với đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với tàu bay, người, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.
4. Đồ vật phục vụ trên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang trước khi đưa lên tàu bay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X hoặc kiểm tra trực quan và chịu sự giám sát an ninh liên tục cho tới khi đưa lên tàu bay; khi đưa xuống tàu bay đồ vật phải được kiểm tra, đối chiếu đồng nhất về số lượng, chủng loại.
5. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an và tổ chức liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát an ninh phù hợp đối với tàu bay, người, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ khi ở nước ngoài.
Như vậy, việc bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam thực hiện theo quy định trên.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyến bay chuyên cơ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?