Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu từ ngày 1/1/2025 của lực lượng cảnh vệ như thế nào?

Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu từ ngày 1/1/2025 của lực lượng cảnh vệ như thế nào?

Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu từ ngày 1/1/2025 của lực lượng cảnh vệ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 13 Luật Cảnh vệ 2017 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 quy định biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu như sau:

(1) Vũ trang tuần tra, canh gác.

(2) Kiểm tra, kiểm soát người, đồ vật và phương tiện ra, vào khu vực.

(3) Kiểm tra an ninh, an toàn.

(4) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh Quốc gia 2004Luật Công an nhân dân 2018.

Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết các biện pháp cảnh vệ quy định tại Điều 13 Luật Cảnh vệ 2017 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024.

Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu từ ngày 1/1/2025 của lực lượng cảnh vệ như thế nào?

Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu từ ngày 1/1/2025 của lực lượng cảnh vệ như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Trong công tác cảnh vệ, hành vi nào bị nghiêm cấm?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Cảnh vệ 2017 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác cảnh vệ bao gồm:

- Sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ, công cụ hỗ trợ hoặc yếu tố khác gây nguy hiểm, đe dọa xâm hại đến sự an toàn của đối tượng cảnh vệ.

- Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng Cảnh vệ và cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ.

- Gây mất an ninh, trật tự; tụ tập đông người trái pháp luật tại khu vực, mục tiêu cảnh vệ.

- Làm lộ thông tin bí mật liên quan đến đối tượng cảnh vệ, công tác cảnh vệ.

- Làm giả, chiếm đoạt, mua bán, sử dụng trái phép, hủy hoại, làm sai lệch giấy tờ, tài liệu liên quan đến công tác cảnh vệ.

- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh vệ hoặc lợi dụng việc tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Phân biệt đối xử về giới trong công tác cảnh vệ.

- Hành vi ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của đối tượng cảnh vệ; của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ khi thực hiện nhiệm vụ; của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ.

Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng gồm những gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Luật Cảnh vệ 2017 được bổ sung bởi điểm a khoản 12 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 quy định nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an như sau:

(*) Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an có nhiệm vụ sau đây:

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ trong mọi tình huống;

- Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;

- Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Công an ban hành văn bản để thực hiện công tác cảnh vệ; tổ chức phối hợp, hiệp đồng triển khai phương án, kế hoạch bảo vệ;

- Hướng dẫn các lực lượng liên quan thực hiện công tác cảnh vệ;

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác cảnh vệ;

- Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác cảnh vệ.

- Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và lực lượng khác tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ;

- Huấn luyện nâng cao; huấn luyện đặc thù; huấn luyện, diễn tập phương án tác chiến; ra quân thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ;

- Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ phục vụ nhiệm vụ cảnh vệ.

Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Công an quy định chế độ huấn luyện nâng cao; huấn luyện đặc thù; huấn luyện, diễn tập phương án tác chiến; ra quân thực hiện nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an (được bổ sung bởi điểm b khoản 12 Điều 1 Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024)

Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Luật Cảnh vệ 2017 quy định nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm:

(*) Lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ sau đây:

- Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm trong mọi tình huống;

- Chủ động thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình liên quan đến việc bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ;

- Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác cảnh vệ trong Quân đội; chủ trì, phối hợp, hiệp đồng với đơn vị có liên quan triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ khi đến thăm, làm việc trong khu vực do Quân đội quản lý;

- Phối hợp với lực lượng Cảnh vệ thuộc Bộ Công an và các lực lượng liên quan để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho đối tượng cảnh vệ do Quân đội đảm nhiệm.

Lưu ý: Luật Cảnh vệ sửa đổi 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp cảnh vệ

Nguyễn Đỗ Bảo Trung

Biện pháp cảnh vệ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp cảnh vệ có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào