Bổ sung các quy định về việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp theo Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL?
Sửa đổi, bổ sung việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL như sau:
"Điều 5. Áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp
1. Giám định tư pháp về cổ vật được thực hiện theo các quy định tại Chương III của Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật.
2. Giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện theo các quy định tại Chương VI của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Điều 1 của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ; Chương IV của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan.
3. Giám định tư pháp về các chuyên ngành khác được thực hiện căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chuyên ngành cần giám định.
4. Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc."
Quy định sửa đổi việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL như sau:
"Điều 5. Áp dụng quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa
1. Quy chuẩn giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BVHTTDL ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan và Thông tư số 03/2021/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ sung một số điều của các Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa.
2. Quy chuẩn giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BVHTTDL ngày 05 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật và Thông tư số 03/2021/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ sung một số điều của các Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa.
3. Quy chuẩn giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 08/2019/TT-BVHTTDL ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định quy trình giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa và Thông tư số 03/2021/TT-BVHTTDL ngày 01 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ sung một số điều của các Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa.
4. Giám định tư pháp về các chuyên ngành khác được thực hiện căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chuyên ngành cần giám định.
5. Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc.”
Như vậy, việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa theo được quy định sửa đổi như trên.
Bổ sung các quy định về việc áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp theo Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL?
Nhận yêu cầu, trưng cầu giám định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL quy định như sau:
"Điều 4. Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định
1. Người giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa (sau đây gọi là người giám định tư pháp), tổ chức giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa (sau đây gọi là tổ chức giám định tư pháp) tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) để thực hiện giám định; trường hợp không đủ điều kiện giám định thì từ chối theo quy định của pháp luật.
2. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đối với sản phẩm văn hóa thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL ngày 23 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hồ sơ, các mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của Văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan (sau đây gọi là Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL)."
Như vậy, việc tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định được quy định trên trên.
Thực hiện giám định tư pháp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2019/TT-BVHTTDL quy định về việc thực hiện giám định tư pháp như sau:
"Điều 6. Thực hiện giám định
1. Người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định (sản phẩm văn hóa) và các tài liệu liên quan để đưa ra nhận định chuyên môn về đối tượng giám định trên cơ sở các yêu cầu sau đây:
a) Xem xét tổng thể nội dung sản phẩm văn hóa;
b) Xem xét các đặc điểm về hình dáng, kích thước, màu sắc, trang trí và các đặc điểm khác có liên quan của sản phẩm văn hóa.
2. Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Biên bản xem xét đối tượng giám định thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-BVHTTDL ."
Như vậy, việc thực hiện giám định tư pháp được quy định cụ thể như trên.
Thông tư 01/2022/TT-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 20/07/2022.
Lê Mạnh Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?