Các biện pháp xác thực giao dịch trực tuyến từ ngày 01/7/2024 đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ra sao?

Các biện pháp xác thực giao dịch trực tuyến từ ngày 01/7/2024 đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ra sao? Thắc mắc của chị H.H ở Quảng Ngãi.

Các biện pháp xác thực giao dịch trực tuyến từ ngày 01/7/2024 đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ra sao?

Căn cứ tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định 2345/QĐ-NHΝN năm 2023, các biện pháp xác thực giao dịch trực tuyến gồm có như sau:

STT

Biện pháp

Chi tiết về biện pháp

1

OTP gửi qua phương thức SMS hoặc Voice hoặc Email.

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking sẽ gửi mã OTP qua tin nhắn SMS (SMS OTP) hoặc qua cuộc gọi thoại (Voice OTP) hoặc qua thư điện tử (Email OTP) khách hàng đã đăng ký trước.

Khách hàng nhập mã OTP trên giao diện thanh toán trực tuyến để hoàn thành giao dịch để thanh toán.

2

Thẻ ma trận OTP

Thẻ ma trận là một bảng 2 chiều (dòng, cột), tương ứng với mỗi dòng, cột là một mã OTP.

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking sẽ thông báo số dòng, cột trên thẻ ma trận để khách hàng nhập mã OTP tương ứng hoàn thành giao dịch thanh toán.

3

Soft OTP loại cơ bản

Phần mềm tạo mã OTP (Soft: OTP) thường được cài đặt trên thiết bị cầm tay thông minh đã đăng ký với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán. Đối với loại cơ bản, mã OTP được sinh ngẫu nhiên theo thời gian, đồng bộ với hệ thống thanh toán trực tuyến tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán.

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking yêu cầu khách hàng nhập mã OTP được sinh bởi Soft OTP.

Khách hàng hoặc phần mềm tự động nhập mã OTP trên giao diện thanh toán trực tuyến và khách hàng thực hiện xác nhận để hoàn thành giao dịch thanh toán.

4

Soft OTP loại nâng cao

Soft OTP loại nâng cao thường được cài đặt trên thiết bị cầm tay thông minh đã đăng ký với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán. Đối với loại nâng cao, mã OTP được tạo kết hợp với mã của từng giao dịch (transaction signing).

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking tạo ra một mã giao dịch thông báo cho khách hàng.

Khách hàng hoặc phần mềm tự động nhập mã giao dịch vào Soft OTP để phần mềm tạo ra mã OTP.

Sau đó khách hàng hoặc phần mềm tự động nhập mã OTP trên giao diện thanh toán trực tuyến và khách hàng thực hiện xác nhận để hoàn thành giao dịch thanh toán.

5

Token OTP loại cơ bản

Token OTP là thiết bị tạo mã OTP. Đối với loại cơ bản, mã OTP được sinh ngẫu nhiên theo thời gian, đồng bộ với hệ thống thanh toán trực tuyến tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán.

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking yêu cầu khách hàng nhập mã OTP được sinh bởi Token OTP để hoàn thành giao dịch thanh toán.

6

Token OTP loại nâng cao

Token OTP loại nâng cao là thiết bị tạo mã OTP. Trong đó mã OTP được tạo kết hợp với mã của từng giao dịch (transaction signing).

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking tạo ra một mã giao dịch thông báo cho khách hàng.

Khách hàng nhập mã giao dịch vào Token OTP để thiết bị tạo ra mã OTP.

Sau đó khách hàng nhập mã OTP trên giao diện thanh toán trực tuyến để hoàn thành giao dịch thanh toán.

7

Xác thực hai kênh

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking gửi thông tin yêu cầu xác thực giao dịch đến thiết bị di động của khách hàng qua kênh thoại hoặc qua mã USSD hoặc qua phần mềm chuyên dụng.

Khách hàng phản hồi trực tiếp qua kênh đã kết nối để xác nhận hoặc không xác nhận thực hiện giao dịch.

8

Sinh trắc học

Khí thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking yêu cầu khách hàng trình diện dấu hiệu nhận dạng sinh trắc học của khách hàng khó có khả năng làm giả để xác thực giao dịch (như khuôn mặt, tĩnh mạch ngón tay hoặc bàn tay, vân tay, mống mắt, giọng nói).

9

FIDO

Tiêu chuẩn xác thực do Liên minh Xác thực trực tuyến thế giới FIDO Alliance ban hành (tham khảo tại Fidoalliance.org).

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking yêu cầu khách hàng sử dụng thiết bị U2F/UAF (giao tiếp qua cổng USB hoặc không dây (Bluetooth, NFC)) hoặc phần mềm xác thực tích hợp với điện thoại thông minh hoặc trình duyệt đáp ứng tiêu chuẩn FIDO2, Sau khi xác thực sử dụng thiết bị bằng mã truy cập hoặc dấu hiệu sinh trắc học, thiết bị U2F/UAF hoặc phần mềm xác thực sẽ tự động giao tiếp với trình duyệt và máy chủ xác thực để xác thực địa chỉ website Internet Banking và giao dịch.

10

Chữ ký điện tử an toàn

Khi thực hiện giao dịch thanh toán trực tuyến, hệ thống Internet Banking / Mobile Banking yêu cầu khách hàng sử dụng chữ ký điện tử an toàn đã đăng ký sử dụng với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán.

Chữ ký điện tử an toàn bao gồm Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số hoặc chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận theo quy định của pháp luật.

Các biện pháp xác thực giao dịch trực tuyến từ ngày 01/7/2024 đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ra sao?

Các biện pháp xác thực giao dịch trực tuyến từ ngày 01/7/2024 đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ra sao? (Hình từ internet)

Khách hàng truy cập dịch vụ Internet Banking phải xác thực những gì?

Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 35/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7, khoản 8 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-NHNN có quy định về xác thực trong giao dịch Internet Banking như sau:

Xác thực khách hàng truy cập dịch vụ Internet Banking
1. Khách hàng truy cập sử dụng dịch vụ Internet Banking phải được xác thực tối thiểu bằng tên đăng nhập và mã khóa bí mật đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tên đăng nhập phải có độ dài tối thiểu sáu ký tự; không được sử dụng toàn bộ ký tự trùng nhau hoặc liên tục theo thứ tự trong bảng chữ cái, chữ số;
b) Mã khóa bí mật phải có độ dài tối thiểu sáu ký tự, bao gồm các ký tự chữ và số, có chứa chữ hoa và chữ thường hoặc các ký tự đặc biệt. Thời gian hiệu lực của mã khóa bí mật tối đa 12 tháng.
c) Đối với việc truy cập hệ thống Internet Banking bằng trình duyệt, đơn vị phải có biện pháp chống đăng nhập tự động.
2. Phần mềm ứng dụng Internet Banking phải có tính năng bắt buộc khách hàng thay đổi mã khóa bí mật ngay lần đăng nhập đầu tiên; khóa tài khoản truy cập trong trường hợp bị nhập sai mã khóa bí mật liên tiếp quá số lần do đơn vị quy định. Đơn vị chỉ mở khóa tài khoản khi khách hàng yêu cầu và phải xác thực khách hàng trước khi thực hiện mở khóa tài khoản, bảo đảm chống gian lận, giả mạo.

Như vậy căn cứ theo quy định trên thì khách hàng truy cập dịch vụ Internet Banking phải xác thực:

- Tên đăng nhập: phải có độ dài tối thiểu sáu ký tự; không được sử dụng toàn bộ ký tự trùng nhau hoặc liên tục theo thứ tự trong bảng chữ cái, chữ số;

- Mã khóa bí mật: phải có độ dài tối thiểu sáu ký tự, bao gồm các ký tự chữ và số, có chứa chữ hoa và chữ thường hoặc các ký tự đặc biệt. Thời gian hiệu lực của mã khóa bí mật tối đa 12 tháng.

Đối với việc truy cập hệ thống Internet Banking bằng trình duyệt, đơn vị phải có biện pháp chống đăng nhập tự động.

Nguyên tắc chung về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin cho việc cung cấp dịch vụ Internet Banking là gì?

Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 35/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-NHNN có quy định về nguyên tắc chung về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin cho việc cung cấp dịch vụ Internet Banking như sau:

- Hệ thống Internet Banking là hệ thống thông tin quan trọng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng.

- Đảm bảo tính bí mật, tính toàn vẹn của thông tin khách hàng; đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống Internet Banking để cung cấp dịch vụ một cách liên tục.

- Các thông tin giao dịch của khách hàng được đánh giá mức độ rủi ro theo từng nhóm khách hàng, loại giao dịch, hạn mức giao dịch và trên cơ sở đó cung cấp biện pháp xác thực giao dịch phù hợp cho khách hàng lựa chọn. Biện pháp xác thực giao dịch phải đáp ứng:

+ Áp dụng tối thiểu biện pháp xác thực đa thành tố khi thay đổi thông tin định danh khách hàng;

+ Áp dụng các biện pháp xác thực cho từng nhóm khách hàng, loại giao dịch, hạn mức giao dịch theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;

+ Đối với giao dịch gồm nhiều bước, phải áp dụng tối thiểu biện pháp xác thực tại bước phê duyệt cuối cùng.

- Thực hiện kiểm tra, đánh giá an ninh, bảo mật hệ thống Internet Banking theo định kỳ hàng năm.

- Thường xuyên nhận dạng rủi ro, nguy cơ gây ra rủi ro và xác định nguyên nhân gây ra rủi ro, kịp thời có biện pháp phòng ngừa, kiểm soát và xử lý rủi ro trong cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet.

-. Các trang thiết bị hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin cung cấp dịch vụ Internet Banking phải có bản quyền, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Với các trang thiết bị sắp hết vòng đời sản phẩm và sẽ không được nhà sản xuất tiếp tục hỗ trợ, đơn vị phải có kế hoạch nâng cấp, thay thế theo thông báo của nhà sản xuất, bảo đảm các trang thiết bị hạ tầng có khả năng cài đặt phiên bản phần mềm mới.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh toán trực tuyến

Nguyễn Văn Phước Độ

Thanh toán trực tuyến
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh toán trực tuyến có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào