Các khoản thu đầu năm của học sinh năm học 2024 2025 bao gồm những khoản nào? Khoản nào không được thu?
Các khoản thu đầu năm của học sinh các cấp năm học 2024 2025 bao gồm những khoản nào?
Các khoản nhà trường được thu của học sinh trong năm học 2024 2025 bao gồm các khoản như sau:
STT | Khoản được thu | Nội dung | Cơ sở pháp lý |
1 | Học phí | - Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương. - Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt | khoản 3 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP) |
2 | Bảo hiểm y tế học sinh | Mức đóng bảo hiểm y tế của học sinh, sinh viên hiện được áp dụng bằng 4,5% mức lương cơ sở Cụ thể: Số tiền phải đóng = 4,5% x 2.340.000 đồng x 12 tháng = 1.263.600 đồng/năm. Trong đó, số tiền học sinh, sinh viên thực đóng là 884.520 đồng/năm do đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng | Theo khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và Điều 4, 7, 8, 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP |
3 | Dạy thêm, học thêm trong nhà trường | - Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường - Chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường | Điều 7 Quy định kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT |
4 | Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục | Kinh phí cho việc may, mua, thuê, mượn đồng phục và lễ phục lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi. | Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT |
5 | Vận động và tiếp nhận tài trợ | - Cơ sở giáo dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung sau: + Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; + Hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục. - Không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục. | Điều 3 Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT |
Và các khoản nhà trường được thu khác không vi phạm vào các khoản không được thu.
Ngoài ra, ngày 13 tháng 05 năm 2024 Bộ giáo dục và đạo tạo cũng có Công văn 2179/BGDĐT-KHTC năm 2024 về thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025
Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các bộ, cơ quan Trung ương, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ sở giáo dục trực thuộc nghiêm túc thực hiện quy định đối với các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025. Cụ thể như sau:
(1). Đối với học phí năm học 2024-2025
Thực hiện mức thu học phí theo đúng quy định tại Nghị định số 97/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
(2). Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập
Mức thu các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ sở giáo dục được thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 24/2021/NĐ-CP quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
(3). Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ tiền đóng học phí
Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ tiền đóng học phí theo đúng quy định tại Chương IV Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
Trong đó quy định, từ năm học 2024 - 2025 đối tượng trẻ em mầm non 05 tuổi tại khoản 6 Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP được miễn học phí (được hưởng từ ngày 01 tháng 9 năm 2024).
(4). Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học; chỉ đạo và quán triệt các cơ sở giáo dục thực hiện việc vận động, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ theo đúng quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ GDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thực hiện công khai về cam kết chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng và thu chi tài chính theo Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT
(5). Đối với giá sách giáo khoa, vật tư thiết bị giáo dục
Theo Luật Giá 2023 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024) quy định sách giáo khoa thuộc danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá và Bộ GDĐT định giá tối đa.
Hiện nay, Bộ GDĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu quy định giá tối đa sách giáo khoa để thực hiện từ ngày 01/7/2024. Từ nay đến thời điểm trước ngày 01/7/2024, việc quản lý giá sách giáo khoa tiếp tục thực hiện Theo Luật Giá 2012 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Trên đây là các khoản thu đầu năm của học sinh các cấp năm học 2024 2025 mà nhà trường được thu.
Các khoản thu đầu năm của học sinh năm học 2024 2025 bao gồm những khoản nào? Khoản nào không được thu? (Hình từ Internet)
Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có nêu rõ khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương ra sao?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 có nêu rõ nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương như sau:
- Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:
+ Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
+ Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).
++ Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).
++ Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
- Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
- Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
- Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về khoản thu đầu năm của học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?