Cách phân biệt các ngạch Thẩm phán bằng phù hiệu? Có bao nhiêu ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân?
Cách phân biệt các ngạch Thẩm phán bằng phù hiệu? Có bao nhiêu ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân?
Căn cứ khoản 1 Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
Các ngạch Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán cao cấp;
c) Thẩm phán trung cấp;
d) Thẩm phán sơ cấp.
Như vậy, có 04 ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 5 Nghị quyết 1214/2016/UBTVQH13 có nêu phân biệt các ngạch Thẩm phán bằng phù hiệu, cụ thể như sau:
(1) Phù hiệu Thẩm phán được làm bằng kim loại có hình chữ nhật màu xanh da trời (kích thước 2cm x 6cm), được dùng để đeo trên ngực trái của Thẩm phán. Trên mặt tấm biển phù hiệu này, phía bên trái có biểu tượng của Tòa án; ở giữa là họ và tên Thẩm phán; phía bên phải có họa tiết để phân biệt các ngạch Thẩm phán, cụ thể như sau:
- Đối với Thẩm phán sơ cấp: họa tiết phía bên phải có 01 vạch ngang màu đỏ, theo Mẫu số 1.
- Đối với Thẩm phán trung cấp: họa tiết phía bên phải có 02 vạch ngang màu đỏ (vạch thứ hai ở trên vạch thứ nhất và ngắn hơn, ở chính giữa vị trí so với vạch thứ nhất), theo Mẫu số 2.
- Đối với Thẩm phán cao cấp: họa tiết phía bên phải có 03 vạch ngang màu đỏ (vạch thứ 3 ở chính giữa và ngắn hơn vạch thứ 2), theo Mẫu số 3.
- Đối với Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao: họa tiết ghi bên phải có 04 vạch ngang màu đỏ (vạch thứ 4 ở chính giữa và ngắn hơn vạch thứ 3), theo Mẫu số 4.
Phù hiệu của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao có ngôi sao vàng 5 cánh thiết kế phía trên chính giữa vạch ngang màu đỏ thứ 4, theo Mẫu số 5.
(2) Phù hiệu Thẩm phán được cấp một lần cho mỗi ngạch.
Cách phân biệt các ngạch Thẩm phán bằng phù hiệu? Có bao nhiêu ngạch Thẩm phán Tòa án nhân dân? (Hình ảnh Internet)
Giấy chứng minh Thẩm phán được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị quyết 1214/2016/UBTVQH13 quy định giấy chứng minh của Thẩm phán như sau:
Giấy chứng minh Thẩm phán có chiều dài 95mm, chiều rộng 62mm, gồm hai trang được trình bày như sau:
Mặt trước: nền đỏ, trên cùng là dòng chữ màu vàng “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”, ở giữa là Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phía dưới Quốc huy là dòng chữ màu vàng “GIẤY CHỨNG MINH THẨM PHÁN”, theo Mẫu số 6.
Mặt sau: nền trắng, có hoa văn chìm màu hồng, có một đường gạch chéo màu đỏ rộng 8mm chạy từ góc dưới bên trái lên góc trên bên phải, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, theo Mẫu số 7.
Điều kiện nào để được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao?
Căn cứ tại Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định điều kiện để được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bao gồm những điều kiện cụ thể như sau:
(1) Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Cụ thể, Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định tiêu chuẩn Thẩm phán gồm:
+ Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
+ Có trình độ cử nhân luật trở lên.
+ Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
+ Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
(2) Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngạch Thẩm phán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người bị bạo lực gia đình có được quyền lựa chọn chỗ ở khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc không?
- Quy hoạch chi tiết dự án cải tạo nhà chung cư phải có chỉ tiêu nào? Có thể lập quy hoạch đồng thời với đánh giá chất lượng nhà chung cư không?
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?