Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính? Xem cẩm nang ở đâu?

Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính? Xem cẩm nang ở đâu?

Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính? Xem cẩm nang ở đâu?

"Cẩm nang “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” do Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành đã cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính?" là câu hỏi được quan tâm gần đây.

Theo Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến do Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành TẢI VỀ thì Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp 5 nhóm kỹ năng chính. Cụ thể:

+ Kỹ năng nhận biết

+ Kỹ năng phát hiện

+ Kỹ năng xử lý

+ Kỹ năng phòng tránh

+ Kỹ năng bảo vệ

Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính? Xem cẩm nang ở đâu?

Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính? Xem cẩm nang ở đâu? (Hình từ Internet)

Quy tắc "6 Không" trong cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến thế nào?

Quy tắc "6 Không" trong cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến như sau:

(1) KHÔNG cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của mình cho đối tượng không quen biết; thận trọng rà soát và kiểm tra kỹ thông tin trước khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền.

(2) KHÔNG kết bạn và nói chuyện với người lạ, đặc biệt là những tài khoản có hình ảnh ngoại hình đẹp và bắt mắt. Tuyệt đối không nhận lời mời tham gia các hội nhóm mà không rõ mục đích đối tượng.

(3) KHÔNG truy cập, đăng nhập vào các đường dẫn, liên kết, website, ứng dụng hoặc mở tệp đính kèm đến từ người gửi không xác định, không rõ nguồn gốc.

(4) KHÔNG cán bộ cơ quan nhà nước, bộ công an, viện kiểm sát, tòa án hay đơn vị tài chính… nào gọi điện để điều tra qua điện thoại, yêu cầu phải cung cấp thông tin cá nhân hay đóng tiền.

(5) KHÔNG thực hiện chuyển khoản trước, tuyệt đối không đặt cọc, chuyển khoản tiền cho các đối tượng lạ trong bất cứ trường hợp nào.

(6) KHÔNG tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận "phi thực tế" mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ "việc nhẹ lương cao"...

An toàn an ninh mạng của Bộ Tài chính phải đảm bảo các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 3 Quy chế An toàn thông tin mạng và An ninh mạng Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023 quy định nguyên tắc an toàn an ninh mạng của Bộ Tài chính cụ thể:

- Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, an ninh mạng; bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác, dữ liệu cá nhân; giao dịch điện tử và các quy định khác có liên quan. Trường hợp có văn bản quy định cập nhật, thay thế hoặc quy định khác tại văn bản quy phạm pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền cao hơn thì áp dụng quy định tại văn bản đó.

- Phân cấp, ủy quyền trách nhiệm bảo đảm an toàn an ninh mạng phù hợp với tổ chức bộ máy và phương thức làm việc của Bộ Tài chính.

- An toàn an ninh mạng phải gắn liền và hỗ trợ các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử, chuyển đổi số của Bộ Tài chính; hỗ trợ việc sử dụng thiết bị xử lý thông tin để xử lý công việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Bộ Tài chính.

- Ứng cứu sự cố an toàn an ninh mạng là hoạt động quan trọng nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý và khắc phục kịp thời sự cố an toàn an ninh mạng.

- Mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính nêu cao tinh thần chủ động, tự giác trong việc áp dụng các biện pháp an toàn an ninh mạng.

Trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng về an toàn an ninh mạng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 12 Quy chế An toàn thông tin mạng và an ninh mạng ban hành kèm theo Quyết định 1013/QĐ-BTC năm 2023, quy định về trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng về an toàn an ninh mạng như sau:

- Cục Tin học và Thống kê tài chính phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan lập kế hoạch và triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp an toàn an ninh mạng, thông qua các hình thức: văn bản hướng dẫn; hội nghị, hội thảo; đăng bài trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, báo, tạp chí của ngành Tài chính; gửi thư điện tử và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm thực hiện quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về an toàn an ninh mạng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị.

- Cục Tin học và Thống kê tài chính tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo các chương trình đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn an ninh mạng cho công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn an ninh mạng tại các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

Trường Bồi dưỡng cán bộ Bộ Tài chính phối hợp với Cục Tin học và Thống kê tài chính tổ chức bồi dưỡng kiến thức cơ bản, kỹ năng về an toàn an ninh mạng cho cán bộ quản lý, nghiệp vụ các đơn vị thuộc Bộ Tài chính.

Tổng cục, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hoặc cử cán bộ của đơn vị tham gia đào tạo, bồi dưỡng về an toàn an ninh mạng.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lừa đảo qua mạng

Nguyễn Thị Minh Hiếu

Lừa đảo qua mạng
An toàn thông tin mạng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lừa đảo qua mạng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lừa đảo qua mạng An toàn thông tin mạng
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính? Xem cẩm nang ở đâu?
Pháp luật
Bị lừa đảo qua mạng thì phải tố cáo ở đâu? Công khai đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng năm 2024?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khôi phục dữ liệu thì cần phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng không?
Pháp luật
Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng có phải là sản phẩm an toàn thông tin mạng? Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng có các chức năng gì?
Pháp luật
Quản lý an toàn thiết bị đầu cuối có nội dung tăng cường bảo mật cho máy tính cá nhân sử dụng hệ thống mạng tại Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng phải từ chối cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng khi nào?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng nTrust phần mềm giúp phát hiện lừa đảo qua mạng? Thiết lập phần mềm nTrust như thế nào?
Pháp luật
Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng cho những hệ thống nào theo quy định?
Pháp luật
Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng có phải là hoạt động kinh doanh nhằm bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin mạng hay không?
Pháp luật
Người sử dụng hình thức lừa đảo tài sản qua mạng dưới hai triệu đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào