Bị lừa đảo qua mạng thì phải tố cáo ở đâu? Công khai đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng năm 2024?

Khi gặp lừa đảo qua mạng thì cần phải tố cáo ở đâu? Cần phải gọi vào số điện thoại nào khi gặp lừa đảo qua mạng?

Những thủ đoạn lừa đảo qua mạng nào hay gặp phải?

Hiện nay việc lừa đảo qua mạng cũng chẳng còn xa lạ gì với mọi người. Đã có một khoảng thời gian hành vi lừa đảo này đã dụ dỗ được một khối lượng người rất lớn do nhẹ dạ cả tin.

Họ dùng nhiều chiêu thức lừa đảo qua mạng Internet, mạng viễn thông, qua các app trên mạng,... để lợi dụng những người cả tin. Một vài dấu hiệu lừa đảo mà họ hay sử dụng trong thời gian qua bao gồm:

- Các đối tượng chiếm quyền kiểm soát tài khoản Facebook, Zalo,… của bị hại, sau đó sử dụng tài khoản này để nhắn tin đề nghị người thân, bạn bè chủ tài khoản chuyển tiền, nạp thẻ điện thoại theo hướng dẫn và bị chiếm đoạt.

- Nhắn tin thông báo người bị hại đã trúng giải thưởng có giá trị lớn, yêu cầu đóng góp ủng hộ quỹ người nghèo, tàn tật bằng cách chuyển tiền vào tài khoản hoặc mua thẻ điện thoại chuyển thông tin cho các đối tượng.

- Đăng tin tuyển dụng trên Facebook và dụ dỗ nạn nhân trở thành cộng tác viên bán hàng, sau đó yêu cầu nạn nhân phải bỏ ra một số tiền để mua hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Sau khi dụ được nạn nhân mua hàng và đánh giá sản phẩm, nạn nhân sẽ được thanh toán tiền hàng và trả thêm tiền hoa hồng. Kế tiếp, chúng sẽ thực hiện hai kịch bản cụ thể như sau:

+ Chiếm đoạt luôn số tiền mua hàng của nạn nhân và xóa liên hệ;

+ Chúng sẽ chuyển một khoản tiền hoa hồng nhỏ cho nạn nhân để tạo niềm tin, sau đó khi có những đơn hàng lớn hơn, nạn nhân đã nhận hàng thì các đối tượng này sẽ “bùng” tiền và chặn liên hệ…

Khi gặp lừa đảo qua mạng thì cần phải tố cáo ở đâu? Cần phải gọi vào số điện thoại nào khi gặp lừa đảo qua mạng?

Bị lừa đảo qua mạng thì phải tố cáo ở đâu? Công khai đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng năm 2024?

Các chiêu trò lừa đảo qua mạng của người nước ngoài?

Kịch bản Facebook, Zalo,… để làm quen, tiếp cận nạn nhân là một trong số những kịch bản hay được sử dụng nhất. Sau một thời gian trò chuyện và tạo được niềm tin từ phía nạn nhân, các đối tượng ngỏ ý muốn chuyển tiền mặt về làm quà.

Sau khi lấy được niềm tin từ nạn nhân, các đối tượng thực hiện việc giả làm nhân viên ngân hàng thông báo nạn nhân có bưu phẩm gửi từ nước ngoài về và yêu cầu nạn nhân phải chuyển trước một số tiền để đóng thuế, phí, tiền vận chuyển…Và sau khi nhận được tiền từ nạn nhân thì các đối tượng sẽ chiếm đoạt toàn bộ số tiền này và xóa liên hệ.

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Công ước Bưu chính thế giới các Nghị định thư cuối cùng 1999 quy định về các bưu gửi không được chấp nhận. Cấm gửi cụ thể như sau:

"Điều 25: Các bưu gửi không được chấp nhận. Cấm gửi
...
5- Cấm không được đưa các loại tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán, các loại séc du lịch bạch kim, vàng hoặc bạc đã được gia công hoặc chưa, các loại đá quý, đồ trang sức hoặc các vật phẩm có giá trị khác vào:
5.1- Trong bưu phẩm không khai giá, tuy nhiên, nếu luật pháp nước gửi và nước nhận cho phép thì những vật phẩm trên vẫn có thể được gửi trong phong bì dán kín như một Bưu gửi ghi số;
5.2- Trong bưu kiện không khai giá được trao đổi giữa hai nước chấp nhận mở dịch vụ bưu kiện khai giá; ngoài ra, bưu chính các nước có quyền cấm gửi vàng nén trong các bưu phẩm khai giá hoặc không khai giá đi hoặc đến lãnh thổ nước mình hoặc quá giang gửi rời qua nước đó. Các nước có quyền giới hạn giá trị thực tế đối với các loại vật phẩm này."

Theo đó, tiền là một trong số những hàng hóa, vật phẩm cấm gửi qua đường bưu chính, do vậy sẽ không có chuyện ai đó từ nước ngoài được gửi tiền mặt qua đường bưu điện về Việt Nam để làm quà.

Bị lừa đảo qua mạng thì tố cáo ở đâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

"Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố."

Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định như sau:

"Điều 5. Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
c) Viện kiểm sát các cấp;
d) Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
2. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
a) Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
b) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục."

Dựa vào những quy định trên thì người bị hại trong các vụ lừa đảo qua mạng có thể tố cáo hành vi phạm tội tới các cơ quan nêu trên để được giải quyết kịp thời.

Đường dây nóng tố cáo lừa đảo qua mạng năm 2024?

- Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;

- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;

- Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Gọi đến số điện thoại đường dây nóng 0693187200

- Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lừa đảo qua mạng

Nguyễn Khánh Huyền

Lừa đảo qua mạng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lừa đảo qua mạng có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào