Cần thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học?

Cho tôi hỏi có quy định nào nổi bật liên quan đến kỹ thuật, công nghệ trong việc phòng, chóng tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030 không? - Câu hỏi của chị Yên (Huế)

Quy định về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật trong phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học ra sao?

Căn cứ theo nội dung tại Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/12/2022 về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Trong đó, theo tiểu mục 4 Mục III Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 thì việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tậm trong công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030.

Cụ thể, nhiệm vụ này được quy định như sau:

- Chú trọng huấn luyện cho cán bộ thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan kiến thức, kỹ năng sử dụng trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật, quy trình, cách thức lấy mẫu giám định và phương pháp bảo quản, lưu giữ tang vật;

- Ưu tiên bố trí nhân lực, từng bước đầu tư trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;

- Xây dựng trung tâm xử lý thông tin và cơ sở dữ liệu về tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;

- Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;

- Ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

Như vậy, nhiệm vụ tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật trong công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học được thực hiện theo nội dung trên.

Nổi bật là việc thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

Dự kiến, thời gian thực hiện nhiệm vụ là đến năm 2023.

Cần thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học?

Cần thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến tội phạm về đa dạng sinh học? (Hình từ Internet)

Việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2023 như thế nào?

Theo tiểu mục 3 Mục III Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022, việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2023 được thực hiện theo những nội dung sau:

- Chủ động nắm chắc tình hình tội phạm và các vi phạm pháp luật có liên quan đến đa dạng sinh học trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm;

- Thường xuyên rà soát xác định các địa bàn, tuyến trọng điểm về tội phạm và vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học;

- Bảo đảm tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm về đa dạng sinh học, kiến nghị khởi tố theo đúng mục tiêu của Đề án;

- Triển khai có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện, xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

Như vậy, giai đoạn 2022 - 2030 sẽ thực hiện những nhiệm vụ tăng cường công tác phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học như trên.

Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gì trong việc phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học?

Về trách nhiệm tổ chức thực hiện, tiểu mục 6 Mục V Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022 xác định nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông như sau:

- Chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đa dạng sinh học;

- Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong bảo tồn đa dạng sinh học;

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

Tại tiểu mục 8 Mục V Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm đầu tư tiềm lực, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.

Như vậy, trong việc phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học giai đoạn 2022 - 2030, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm thực hiện những công việc trên.

Xem chi tiết tại Quyết định 1623/QĐ-TTg năm 2022.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đa dạng sinh học

Đặng Phan Thị Hương Trà

Đa dạng sinh học
Tội phạm về đa dạng sinh học
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đa dạng sinh học có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đa dạng sinh học Tội phạm về đa dạng sinh học
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày 22 tháng 5 có phải là ngày Quốc tế đa dạng sinh học hay không? Ngày Quốc tế đa dạng sinh học có ý nghĩa như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học?
Pháp luật
Có mấy loại hình cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học? Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học cần đáp ứng các điều kiện gì?
Pháp luật
Báo cáo về đa dạng sinh học phải có các nội dung chủ yếu nào? Cơ quan nào chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng báo cáo về đa dạng sinh học?
Pháp luật
Để được cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học thì cơ sở cần đáp ứng điều kiện nào? Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học gồm các loại cơ sở nào?
Pháp luật
Bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học là gì?
Pháp luật
Việc thu nhập thông tin số liệu điều tra cơ bản, kết quả nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học được quy định thế nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học được thực hiện trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Đề án tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn 2050 có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm?
Pháp luật
Bộ Công an cần chú trọng đến các tội phạm mạng về đa dạng sinh học trong giai đoạn 2022 - 2030?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào