Chế độ tinh giản biên chế năm 2022 khi chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước như thế nào?
Chế độ tinh giản biên chế cho người chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước như thế nào?
Theo Mục 5 Công văn 3538/BNV-TCBC năm 2022 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn về tinh giản biên chế 2022 về chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP như sau:
- Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng kinh phí thường xuyên từ ngân sách nhà nước được hưởng các khoản trợ cấp sau:
+ Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng;
+ Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
+ Không áp dụng chính sách quy định tại khoản 1 Điều này đối với những người đã làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập khi đơn vị chuyển đổi sang đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc doanh nghiệp hoặc cổ phần hóa vẫn được giữ lại làm việc;
+ Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 3 tuổi so với tuổi nghỉ hưu tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;
+ Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi thấp hơn đủ 3 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
Hướng dẫn tính trợ cấp tiền lương tháng khi chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước?
Theo Điều 8 Thông tư 47/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế trong Bộ Quốc phòng như sau:
Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước, được hưởng các Khoản trợ cấp sau:
- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng.
- Được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân thực lĩnh cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội (đủ 12 tháng), nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
Ví dụ 3: Ông Hoàng Văn C, 41 tuổi, thuộc đối tượng tinh giản biên chế, chuyển sang làm việc tại cơ quan không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước từ ngày 01 tháng 4 năm 2015; thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội là 18 năm 9 tháng; hệ số lương hiện hưởng là 3,63 (viên chức loại C, nhóm I, bậc 12) từ ngày 01 tháng 8 năm 2011; hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 05% từ ngày 01 tháng 8 năm 2014.
+ Tiền lương tháng hiện hưởng của ông Hoàng Văn C là:
1.150.000 đồng x 3,63 x 1,05 = 4.383.225 đồng
+ Mức bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của ông Hoàng Văn C trong 05 năm cuối (từ ngày 01 tháng 4 năm 2010 đến ngày 31 tháng 3 năm 2015), được tính là: 3.514.440 đồng/tháng.
+ Số năm đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp làm tròn là 19 năm.
+ Ông Hoàng Văn C được hưởng các Khoản trợ cấp sau:
- Trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng là:
3 tháng x 4.383.225 đồng = 13.149.675 đồng
- Trợ cấp theo thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội là:
19 năm x 1/2 x 3.514.440 đồng = 33.387.180 đồng
* Tổng số tiền ông C được hưởng trước khi chuyển sang công tác tại cơ quan không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước theo chính sách tinh giản biên chế là:
13.149.675 đồng + 33.387.180 đồng = 46.536.855 đồng
Chế độ tinh giản biên chế năm 2022 khi chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước như thế nào? (Hình từ internet)
Nguyên tắc thực hiện tinh giản biên chế?
Theo Điều 3 Thông tư 47/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế trong Bộ Quốc phòng như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc tinh giản biên chế
1. Phải bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp; phải được tiến hành trên cơ sở rà soát, sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức, quản lý chặt chẽ quân số, biên chế và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc đánh giá, phân loại đội ngũ công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
2. Phải bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.
3. Danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí chi trả cho từng đối tượng phải bảo đảm chính xác, trung thực, rõ ràng. Thực hiện chi trả chế độ phải kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và đúng theo quy định của pháp luật.
4. Không làm ảnh hưởng, xáo trộn lớn đến tư tưởng, đời sống của đội ngũ công nhân, viên chức quốc phòng và nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan, đơn vị mình được giao quản lý theo thẩm quyền."
Như vậy, chế độ tinh giản biên chế năm 2022 khi chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được hướng dẫn như trên.
Lê Nguyễn Cẩm Nhung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tinh giản biên chế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?