Chi phí thuê kho có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Chi phí thuê kho có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Căn cứ theo hướng dẫn của Công văn 1014/CTHP-TTHT năm 2023 hướng dẫn về chi phí thuê kho được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Chi phí thuê kho được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập thuế doanh nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015-BTC. Cụ thể, khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của nước sở tại, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và có chứng từ thanh toán theo quy định. Đồng thời, với những chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài, khi sử dụng để ghi sổ kế toán tại Việt Nam phải dịch ra tiếng Việt theo hướng dẫn tại Điều 85 Thông tư 80/2021/TT-BTC và khoản 6, Điều 1 Thông tư số 53/2016/TT-BTC.
Như vậy, theo hướng dẫn nêu trên thì nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 thông tư 96/2015-BTC, khoản chi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của nước sở tại, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và có chứng từ thanh toán theo quy định.
Khi sử dụng những chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài để ghi sổ kế toán tại Việt Nam được dịch ra tiếng Việt theo hướng dẫn tại Điều 85 Thông tư 80/2021/TT-BTC và khoản 6 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC thì chi phí thuê kho được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập thuế doanh nghiệp.
Chi phí thuê kho có được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Theo hướng dẫn của Công văn 1014/CTHPH-TTHT năm 2023, căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
...
Như vậy theo quy định nêu trên thì doanh nghiệp được trừ các khoản chi khi đáp ứng các điều kiện:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Có đẩy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp.
- Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên mà tới thời điểm ghi nhận chi phí chưa thanh toán thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Lưu ý: các khoản chi trên không bao gồm các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế được quy định như thế nào?
Theo hướng dẫn của Công văn 1014/CTHP-TTHT năm 2023, căn cứ Điều 85 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định như sau:
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế
Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Đối với hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì tuỳ vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên; các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có); đồng thời gửi kèm theo bản sao hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 30, Điều 62 và Điều 70 Thông tư này.
Như vậy, theo căn cứ trên thì ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng việt. Tài liệu bằng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Mọi chi tiết về Công văn 1014/CTHP-TTHT năm 2023 truy cập tại đây.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế thu nhập doanh nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?