Chỉ thị 23-CT/TW yêu cầu về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong cả 5 lĩnh vực giao thông như thế nào?

Xin hỏi, Chỉ thị 23-CT/TW yêu cầu về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong cả 5 lĩnh vực giao thông như thế nào? anh Phú Vĩnh - Lạng Sơn

Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phổ biến, quán triệt những nội dung chính của Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới

Chỉ thị 23-CT/TW yêu cầu về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong cả 5 lĩnh vực giao thông như thế nào?

- Theo đó, Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 là sự kế thừa, bổ sung và phát triển những quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT trong các giai đoạn trước đây cho phù hợp với tình hình mới; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về bảo đảm TTATGT trong cả 5 lĩnh vực giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, hàng hải và hàng không, trong khi Chỉ thị 18-CT/TW năm 2012 chỉ giới hạn trong 3 lĩnh vực: Đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa.

- Chỉ thị 23 -CT/TW năm 2023 đặt mục tiêu kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT) một cách bền vững và hạn chế cơ bản ùn tắc giao thông, hướng tới hệ thống giao thông vận tải an toàn, thuận tiện và thân thiện với môi trường.

chỉ thị 23

Chỉ thị 23-CT/TW yêu cầu về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong cả 5 lĩnh vực giao thông như thế nào? (Hình internet)

Tình hình công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nước ta thời gian qua ra sao?

Tại Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong tình hình mới, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã phổ biến, quán triệt những nội dung chính của Chỉ thị số 23.

- Theo đó, Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 được ban hành trên cơ sở kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI và tình hình thực tiễn công tác bảo đảm TTATGT hiện nay.

- Tại Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023, đã triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm TTATGT;

- Công tác quản lý nhà nước được tăng cường; kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư; các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn; tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương so với giai đoạn trước.

- Tuy nhiên, TTATGT vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội. Văn hóa giao thông chưa được hình thành rõ nét. Việc bảo đảm TTATGT có lúc, có nơi bị buông lỏng. Một số vi phạm chưa được khắc phục triệt để; tai nạn giao thông giảm chưa bền vững. Việc giải quyết ùn tắc giao thông tại một số thành phố, đô thị lớn vẫn còn nhiều khó khăn, tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và cả nước.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới như thế nào?

Tại Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 đã nhấn mạnh, để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên và nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm TTATGT trong tình hình mới, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tập trung thực hiện tốt 4 mục tiêu, yêu cầu và 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã được nêu rất cụ thể tại Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023.

Đồng thời Chỉ thị 23 -CT/TW năm 2023 xác định 04 yêu cầu trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Đó là:

- (1) Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm TTATGT;

- (2) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác bảo đảm TTATGT;

- (3) Hoàn thiện thể chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, phân định rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân, nâng cao đạo đức công vụ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý nhà nước về TTATGT;

(4) Huy động mọi nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong bảo đảm TTATGT.

06 nhóm giải pháp trọng tâm nào bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong cả 5 lĩnh vực giao thông?

Để đạt được những mục tiêu và yêu cầu nêu trên, Chỉ thị số 23-CT/TW năm 2023 xác định rõ 6 nhóm giải pháp trọng tâm.

- Thứ nhất, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm TTATGT.

- Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông, trong đó cần tiếp tục hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật về giao thông theo hướng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo đảm TTATGT gắn với bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và phát triển con người; trước hết cần thực hiện trong xây dựng Luật Giao thông đường bộ và Luật TTATGT đường bộ .

- Thứ ba, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo đảm TTATGT.

- Thứ tư, tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông.

Theo đó, cần hoàn chỉnh quy hoạch, đảm bảo sự đồng bộ, liên thông, kết nối một cách hài hoà các phương thức giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không để giảm áp lực cho đường bộ; lồng ghép mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm TTATGT trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành liên quan đến giao thông vận tải.

- Thứ năm, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm TTATGT thông qua việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành, nâng cao chất lượng công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép điều khiển phương tiện giao thông; bảo đảm an toàn kỹ thuật phương tiện và kiến thức kỹ năng của người điều khiển phương tiện;

- Thứ sáu, khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thông qua phát triển đồng bộ cả công trình giao thông động và giao thông tĩnh, cả trên mặt đất, trên cao và ngầm; tập trung nguồn lực phát triển vận tải công cộng gắn với tổ chức giao thông khoa học, siết chặt kỷ cương trật tự đô thị và hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân.

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn giao thông

Châu Thị Nhựt Nam

An toàn giao thông
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn giao thông
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk?
Pháp luật
Chưa đủ tuổi lái xe đụng chết người có bị truy cứu TNHS không? Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn có phải ngồi tù?
Pháp luật
Người chưa đủ tuổi lái xe mà đụng chết người rồi bỏ trốn có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/QH15 quy định nguyên tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ tại điều mấy?
Pháp luật
Mẫu bài dự thi Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 hay nhất? Tổng hợp mẫu bài dự thi viết Vì an toàn giao thông Thủ đô 2024 hay nhất ở đâu?
Pháp luật
Đáp án tuần 4 cuộc thi Chung tay vì an toàn giao thông 2024 chi tiết? Hướng dẫn thi Chung tay vì an toàn giao thông 2024?
Pháp luật
Đáp án tuần 4 cuộc thi Tìm hiểu về an toàn giao thông tỉnh An Giang mới nhất? Tiền thưởng của cuộc thi là bao nhiêu?
Pháp luật
Từ năm 2025, xe đưa đón học sinh thuộc diện ưu tiên ra sao? Xe đưa đón học sinh phải có bao nhiêu người quản lý học sinh trên xe?
Pháp luật
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người lái xe mô tô hai bánh xe gắn máy được chở tối đa hai người trong trường hợp nào?
Pháp luật
Lỗi vi phạm khi tham gia giao thông mà nhiều người dễ mắc phải nhất? Điều khiển phương tiện với tốc độ thấp phải đi về bên phải đúng không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào