Cho thuê lại lao động được hiểu như thế nào? Cần biết gì về cho thuê lại lao động theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành?

Tôi đang muốn tìm hiểu về cho thuê lại lao động bởi vì tôi thấy hiện nay nhiều công ty đang có việc thuê lại lao động để tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, đào tạo. Mong được tư vấn cụ thể về vấn đề này?

Cho thuê lại lao động được hiểu như thế nào?

Theo định nghĩa tại Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 thì cho thuê lại lao động và hoạt động cho thuê lại lao động được hiểu như sau:

- Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.

- Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Cho thuê lại lao động được hiểu như thế nào? Cần biết gì về cho thuê lại lao động theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành?

Cho thuê lại lao động được hiểu như thế nào? Cần biết gì về cho thuê lại lao động theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành?

Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định như thế nào?

Các nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động được quy định Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

- Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.

- Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

+ Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;

+ Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;

+ Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

- Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:

+ Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;

+ Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;

+ Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.

- Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Điều kiện để doanh nghiệp cho thuê lại lao động được phép hoạt động

Theo khoản 1 Điều 54 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải ký quỹ và được cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Việc ký quỹ, điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động được quy định cụ thể tại Chương IV Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Các nội dung chủ yếu trong hợp đồng cho thuê lại lao động

Theo Điều 55 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Trong đó, hợp đồng cho thuê lại lao động sẽ bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;

- Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động thuê lại;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

- Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

- Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.

Lưu ý: Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã ký với người lao động.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được quy định ra sao?

Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 thì theo Điều 56 Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;

- Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;

- Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;

- Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

- Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được quy định ra sao?

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được quy định tại Điều 57 Bộ luật Lao động 2019 cụ thể như sau:

- Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.

- Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại so với người lao động của mình.

- Thỏa thuận với người lao động thuê lại về làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật này.

- Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.

- Trả lại người lao động thuê lại không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

- Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại được quy định ra sao?

Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 5 thì theo Điều 58 Bộ luật Lao động 2019 người lao động thuê lại có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;

- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;

- Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;

- Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;

- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cho thuê lại lao động

Đặng Tấn Lộc

Cho thuê lại lao động
Người lao động
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cho thuê lại lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cho thuê lại lao động Người lao động
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tết Cơm mới là gì? Tết Cơm mới có phải là ngày nghỉ tết hưởng nguyên lương của người lao động là dân tộc thiểu số không?
Pháp luật
Mẫu quyết định sa thải nhân viên là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu? Doanh nghiệp có quyền sa thải nhân viên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Khen thưởng là gì? Mẫu đơn đề xuất khen thưởng mới nhất hiện nay? Tải mẫu đơn đề xuất khen thưởng?
Pháp luật
Hướng dẫn quy đổi mức lương theo tháng trong trường hợp trả lương theo ngày cho người sử dụng lao động?
Pháp luật
Mẫu đơn xin nghỉ phép khi con kết hôn dành cho người lao động? Con kết hôn được nghỉ phép mấy ngày?
Pháp luật
Năm 2024 âm lịch bắt đầu và kết thúc vào ngày bao nhiêu dương lịch? Tổng hợp các ngày nghỉ lễ, tết trong năm 2024 đối với người lao động?
Pháp luật
CV xin việc là gì? CV xin việc thường có nội dung gì? Người lao động có thể tìm việc bằng cách nào?
Pháp luật
Cha nuôi hoặc mẹ nuôi mất thì người lao động được xin nghỉ bao nhiêu ngày theo Bộ luật Lao động 2019?
Pháp luật
Khoản phụ cấp tiền thuê nhà mà người lao động nhận được có phải tính vào thuế thu nhập cá nhân hay không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có được phép giữ lại các văn bằng gốc của người lao động (các văn bằng có được do doanh nghiệp cử đi đào tạo) hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào