Có các hình thức lấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc nào? Nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị bao gồm những gì?
Các hình thức lấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Lấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc
1. Quy chế quản lý kiến trúc được lấy ý kiến theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:
a) Trực tiếp bằng văn bản, phiếu điều tra, phiếu góp ý;
b) Hội nghị, hội thảo;
c) Lấy ý kiến qua cổng thông tin điện tử của cơ quan có liên quan;
d) Trưng bày công khai hoặc giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Các ý kiến phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Như vậy theo quy định trên hình thức lấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc bao gồm:
- Trực tiếp bằng văn bản, phiếu điều tra, phiếu góp ý;
- Hội nghị, hội thảo;
- Lấy ý kiến qua cổng thông tin điện tử của cơ quan có liên quan;
- Trưng bày công khai hoặc giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng.
Có các hình thức lấy ý kiến về quy chế quản lý kiến trúc nào? Nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hình thức công bố quy chế quản lý kiến trúc là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Công bố quy chế quản lý kiến trúc
1. Cơ quan lập quy chế quản lý kiến trúc có trách nhiệm tổ chức công bố quy chế quản lý kiến trúc.
2. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày quy chế quản lý kiến trúc được ban hành, toàn bộ nội dung của quy chế phải được công bố công khai, trừ những nội dung liên quan đến bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Quy chế quản lý kiến trúc được công bố theo một hoặc nhiều hình thức sau đây:
a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc;
b) Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Tổ chức hội nghị, hội thảo công bố, phổ biến nội dung quy chế;
d) Phát hành ấn phẩm.
Như vậy theo quy định trên hình thức công bố quy chế quản lý kiến trúc bao gồm:
- Đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan tổ chức lập quy chế quản lý kiến trúc.
- Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo công bố, phổ biến nội dung quy chế.
- Phát hành ấn phẩm.
Nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 12 Nghị định 85/2020/NĐ-CP quy định nội dung quy chế quản lý kiến trúc đô thị bao gồm:
- Quy định chung:
+ Quy định về quản lý kiến trúc đối với toàn bộ khu vực lập quy chế: Quy định phạm vi tổng thể, ranh giới lập quy chế;
+ Các chỉ tiêu quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu có), các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc địa phương được áp dụng;
+ Định hướng kiểm soát không gian, kiến trúc, cảnh quan của toàn đô thị;
+ Xác định các khu vực cần lập thiết kế đô thị riêng; vị trí, quy mô các công trình cần thi tuyển phương án kiến trúc;
+ Quy định về kiến trúc công trình đảm bảo các yêu cầu về phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Quy định cụ thể:
+ Quy định về kiến trúc cho từng khu vực trong đô thị theo địa giới hành chính hoặc theo chức năng, tính chất; đối với khu vực bảo tồn;
+ Quy định về kiến trúc đối với tuyến đường cụ thể, quảng trường, khu trung tâm, cửa ngõ đô thị; bố trí biển hiệu, quảng cáo, tiện ích đô thị; khu vực cần ưu tiên chỉnh trang và kế hoạch thực hiện; khu vực có yêu cầu quản lý đặc thù; khu vực nông thôn thuộc đô thị;
+ Các quy định về màu sắc, vật liệu xây dựng; yêu cầu đối với mặt đứng, mái, tầng 1 công trình;
+) Quy định về quản lý kiến trúc đối với nhà ở, công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị, công trình công nghiệp, công trình hạ tầng kỹ thuật;
+ Quy định về quản lý, bảo vệ công trình kiến trúc có giá trị.
- Xác định yêu cầu về bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc:
+ Các yếu tố đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán địa phương liên quan đến bản sắc trong kiến trúc;
+ Các hình thái kiến trúc đặc trưng; kỹ thuật xây dựng và sử dụng vật liệu truyền thống của địa phương;
+ Lựa chọn phương án, định hướng kiến trúc đảm bảo bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng mới, cải tạo công trình kiến trúc.
- Các nội dung quy định tại các điểm e, g và h khoản 3 Điều 14 của Luật Kiến trúc.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiến trúc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?