Cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng năm 2022: Giảm 06 cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập? Nhiệm vụ của Bộ Xây dựng về phát triển vật liệu xây dựng?

“Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng bao gồm bao nhiêu cơ quan và những cơ quan đó bao gồm những cơ quan nào?”- Đây là câu hỏi của bạn Nhựt Hào.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng: Giảm 06 cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng bao gồm:

- Vụ Quy hoạch - Kiến trúc.

- Vụ Vật liệu xây dựng.

- Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Văn phòng.

- Thanh tra.

- Cục Kinh tế xây dựng.

- Cục Quản lý hoạt động xây dựng.

- Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

- Cục Phát triển đô thị.

- Cục Hạ tầng kỹ thuật.

- Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản.

- Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị.

- Báo Xây dựng.

- Tạp chí Xây dựng.

- Trung tâm Thông tin.

Theo đó, so với quy định cũ thì quy định hiện hành không còn quy định Cục Công tác phía Nam và Vụ Quản lý doanh nghiệp và không còn một số đơn vị sự nghiệp công lập như: Viện Kinh tế xây dựng; Viện Khoa học công nghệ xây dựng; Viện Kiến trúc quốc gia; Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.

Như vậy, so với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập trước đây thì Nghị định 52/2022/NĐ-CP đã giảm đi 06 cơ quan.

Các đơn vị từ khoản 1 đến khoản 15 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị từ khoản 16 đến khoản 19 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra bộ, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật

Cục Công tác phía Nam vẫn phải tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho đến khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:

“Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
Cục Công tác phía Nam tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho đến khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng.”

Theo đó, Cục Công tác phía Nam cần phải đảm bảo tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho đến khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng.

Cơ cầu tổ chức của Bộ Xây dựng? Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Xây dựng trong hoạch định phát triển vật liệu xây dựng?

Cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng năm 2022: Giảm 06 cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập? Nhiệm vụ của Bộ Xây dựng về phát triển vật liệu xây dựng? (Hình từ internet)

Nhiệm vụ của Bộ Xây dựng về vật liệu xây dựng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 12 Điều 2 Nghị định 52/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Bộ Xây dựng về vật liệu xây dựng như sau:

“12. Về vật liệu xây dựng:
a) Tổ chức xây dựng trình cấp thẩm quyền các chính sách quản lý, phát triển vật liệu xây dựng;
b) Tổ chức lập, thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định của pháp luật về quy hoạch và khoáng sản; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
c) Đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ khuyến khích hoặc hạn chế việc phát triển, sản xuất, sử dụng, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng, ban hành quy định về các chỉ tiêu kỹ thuật và hướng dẫn xuất khẩu các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo quy định;
d) Đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường; lộ trình sử dụng vật liệu xây không nung, vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường, vật liệu xây dựng sản xuất trong nước;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng của địa phương; phương án thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của địa phương trong quy hoạch tỉnh;
e) Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương và doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng;
g) Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về chất lượng sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng, chất lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động thí nghiệm, kiểm định, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và cấu kiện xây dựng;
h) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về vật liệu xây dựng, danh mục, điều kiện và quy chuẩn kỹ thuật đối với vật liệu xây dựng được xuất, nhập khẩu; vật liệu xây dựng hạn chế xuất, nhập khẩu; vật liệu xây dựng kinh doanh có điều kiện: hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện;
i) Hướng dẫn, kiểm tra các địa phương và doanh nghiệp thực hiện các quy định của pháp luật về sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường trong các công trình xây dựng.”

Theo đó, đối với vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng cần phải chủ trương đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình hạn chế, xóa bỏ các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng có công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều nguyên vật liệu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Xây dựng

Phạm Văn Quốc

Bộ Xây dựng
Đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bộ Xây dựng có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Xây dựng Đơn vị sự nghiệp công lập
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nội dung Mẫu quy chế chi tiêu nội bộ mới nhất? Quy chế chi tiêu nội bộ đơn vị sự nghiệp công lập cần có ý kiến của ai?
Pháp luật
Thẩm quyền thanh lý xe ô tô trong đơn vị sự nghiệp công lập là của ai? Hồ sơ đề nghị thanh lý gồm các giấy tờ gì?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập lựa chọn hình thức thuê đất có phải được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm đúng không?
Pháp luật
Đã có Thông tư 11 2024 hướng dẫn xếp loại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ LĐTB và XH áp dụng từ ngày 15 12 2024?
Pháp luật
Đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi có phải báo cáo tình hình thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần hàng quý không?
Pháp luật
Giá cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được xác định như thế nào và chi phí hợp lý cho việc thuê tài sản công gồm những chi phí nào?
Pháp luật
Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Số lượng cấp phó đối với phòng thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định là bao nhiêu người?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị thuê máy siêu âm để phục vụ hoạt động tại đơn vị sự nghiệp công lập cần chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Xin chủ trương của cấp thẩm quyền cho các mua sắm mang tính chất hoạt động thường xuyên của đơn vị như hóa chất, vật tư, y tế quy định thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào