Có được ký hợp đồng qua email hay không? Làm gì khi một bên không thừa nhận hợp đồng được giao kết qua email?
Hợp đồng là gì? Một số loại hợp đồng thông dụng hiện nay?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng theo đó:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Một số loại hợp đồng thông dụng hiện nay:
Hợp đồng mua bán tài sản
(Theo khoản 1 Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng trao đổi tài sản
(Theo khoản 1 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng tặng cho tài sản
(Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng vay tài sản
(Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản (Theo khoản 1 Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng thuê khoán tài sản (Theo Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng mượn tài sản
(Theo Điều 494 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng về quyền sử dụng đất
(Điều 500 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng hợp tác
(Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng dịch vụ
(Theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng vận chuyển
- Hợp đồng vận chuyển hành khách
(Theo Điều 522 Bộ luật Dân sự 2015)
- Hợp đồng vận chuyển tài sản
(Điều 530 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng gia công
(Theo Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng gửi giữ tài sản
(Theo Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng ủy quyền
(Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015)
Có được ký hợp đồng qua email hay không? Làm gì khi một bên không thừa nhận hợp đồng được giao kết qua email? (Hình từ Internet)
Có được ký hợp đồng qua email hay không?
Email là từ thường được sử dụng để mọi người trao đổi tài liệu, thư từ thông qua môi trường điện tử. Email là từ viết tắt của Electronic Mail, nghĩa là thư điện tử hoặc hộp thư điện tử. Đây được xem là một trong những phương tiện trao đổi thông tin qua mạng Internet khá phổ biến hiện nay.
Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:
Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Theo đó, giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 10, khoản 11 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về phương tiện điện tử, thông điệp dữ liệu như sau:
Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là tổ chức thực hiện hoạt động chứng thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
Theo đó, có thể thấy việc ký hợp đồng bằng Email không thuộc trường hợp bị cấm và hình thức này được xem là giao kết hợp đồng bằng phương thức điện tử. Đây cũng được xem là việc ký hợp đồng bằng văn bản.
Do đó, ký hợp đồng qua Email vẫn được xác định là hợp đồng văn bản và sẽ hợp pháp nếu đáp ứng các điều kiện hợp pháp của hợp đồng theo quy định của pháp luật chuyên ngành về từng loại hợp đồng và đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bao gồm:
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Từ những phân tích trên có thể thấy, hợp đồng được giao kết qua email vẫn được xem là hợp đồng hợp pháp và có hiệu lực nếu hai bên có thỏa thuận về việc kí kết hợp đồng qua email là có hiệu lực và đảm bảo đầy đủ có điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Làm gì khi một bên không thừa nhận hợp đồng được giao kết qua email?
Như đã phân tích bên trên, hợp đồng được giao kết qua email là một dạng hợp đồng hợp pháp. Và nếu các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng qua email thì sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì các bên được xem là đã giao kết hợp đồng.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định về giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử như sau:
Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống.
Như vậy, trường hợp các bên đã đồng ý giao kết hợp đồng qua email và hợp đồng đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp luật theo thỏa thuận hoặc theo pháp luật.
Khi đó, các bên có thể yêu cầu Toà án công nhận hợp đồng ký kết thông qua Email là hợp đồng hợp pháp hoặc tuyên hợp đồng đó vô hiệu nếu các bên cung cấp được đầy đủ bằng chứng chứng minh cho yêu cầu của mình.
Phạm Văn Quốc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?
- Tổng hợp Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 mới nhất?
- Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?