Có được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa đối với trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ quân sự hay không?
Tiêu chuẩn để được công nhận Gia đình văn hóa là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 122/2018/NĐ-CP, để được công nhận Gia đình văn hóa thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú, gồm các tiêu chí sau:
+ Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập;
+ Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú;
+ Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định;
+ Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;
+ Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định;
+ Tham gia bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương;
+ Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định;
+ Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú;
+ Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh;
+ Không vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ;
+ Không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, gồm các tiêu chí sau:
+ Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng;
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung;
+ Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới;
+ Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe;
+ Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội;
+ Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn.
- Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, gồm các tiêu chí sau:
+ Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng;
+ Tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức;
+ Người trong độ tuổi lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng;
+ Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường;
+ Sử dụng nước sạch;
+ Có công trình phụ hợp vệ sinh;
+ Có phương tiện nghe, nhìn và thường xuyên được tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa - xã hội.
Như vậy, để được công nhận Gia đình văn hóa thì gia đình phải đáp ứng các tiêu chuẩn như trên.
Có được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa đối với trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ quân sự hay không? (Hình từ internet)
Có được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa đối với trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ quân sự hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 122/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp không xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa
Thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường sau:
1. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế.
3. Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường.
4. Có tảo hôn hoặc hôn nhân cận huyết thống.
5. Có bạo lực gia đình bị xử phạt hành chính.
6. Mắc các tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, trộm cắp, tổ chức đánh bạc hoặc đánh bạc.
7. Tham gia tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Theo đó, trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ quân sự là trường hợp không được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa theo quy định.
Do đó trường hợp gia đình có thành viên không hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì sẽ không được xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa.
Thủ tục xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 122/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm
1. Trưởng khu dân cư căn cứ vào Bản đăng ký tham gia thi đua và bảng tự đánh giá của hộ gia đình để tổng hợp danh sách gia đình đủ điều kiện bình xét.
2. Trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp bình xét, tổ chức chấm điểm theo thang điểm, thành phần gồm:
a) Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, tổ chức đoàn thể;
b) Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét.
3. Tổ chức cuộc họp bình xét:
a) Cuộc họp được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự;
b) Hình thức bình xét: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết;
c) Kết quả bình xét: Các gia đình được đề nghị tặng danh hiệu Gia đình văn hóa khi có từ 60% trở lên thành viên dự họp đồng ý.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm (Mẫu số 11).
Như vậy, thủ tục xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Trưởng khu dân cư căn cứ vào Bản đăng ký tham gia thi đua và bảng tự đánh giá của hộ gia đình để tổng hợp danh sách gia đình đủ điều kiện bình xét.
Bước 2: Trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp bình xét, tổ chức chấm điểm theo thang điểm.
Bước 3: Tổ chức cuộc họp bình xét:
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 122/2018/NĐ-CP trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
Bước 5: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Gia đình văn hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?