Hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa mới nhất 2024 theo Nghị định 86/2023/NĐ-CP ra sao?
Hồ sơ xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa theo Nghị định 86/2023/NĐ-CP gồm những gì?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 86/2023/NĐ-CP, hồ sơ xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa bao gồm:
- Văn bản đề nghị xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”;
- Bảng tổng hợp danh sách hộ gia đình đạt tiêu chuẩn và kết quả lấy ý kiến người dân;
- Biên bản họp bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa mới nhất 2024 theo Nghị định 86/2023/NĐ-CP ra sao?
Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 86/2023/NĐ-CP, trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa như sau:
- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tổ chức thực hiện theo trình tự sau:
Chủ trì, phối hợp với Trưởng ban Ban Công tác Mặt trận, các tổ chức đoàn thể cùng cấp tổ chức họp, đánh giá mức độ đạt các tiêu chuẩn của từng hộ gia đình trong phạm vi quản lý.
Tổng hợp danh sách các hộ gia đình đủ điều kiện đề nghị xét tặng và thông báo công khai trên bảng tin công cộng hoặc các hình thức khác (nếu có) để lấy ý kiến người dân trong thời hạn 10 ngày.
Hết thời hạn lấy ý kiến, lập hồ sơ theo quy định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
Trong đó:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định tặng danh hiệu, cơ quan ban hành quyết định công bố công khai trên bảng tin hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và các hình thức khác theo quy định về danh sách gia đình được tặng danh hiệu thi đua.
- Nguyên tắc xét tặng
+ Tuân thủ đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét tặng.
+ Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
+ Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 như sau:
Nguyên tắc thi đua, khen thưởng
1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;
b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;
b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;
c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;
d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.
Khung tiêu chuẩn Gia đình văn hóa ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 86/2023NĐ-CP, Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 86/2023NĐ-CP.
Khung tiêu chuẩn Gia đình văn hóa bao gồm:
Lưu ý:
Thành viên trong gia đình vi phạm một trong các trường hợp sau thì không xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”:
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Không hoàn thành nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ nộp thuế;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính về: Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn; vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng;
- Bị xử phạt vi phạm hành chính về: Vi phạm quy định về trật tự công cộng; hành vi đánh bạc trái phép; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và phòng, chống bạo lực gia đình.
Quy định về xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa tại Nghị định 86/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày nào?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 86/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành văn bản như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 01 năm 2024.
2. Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Nghị định 86/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 30/01/2024.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Gia đình văn hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?