Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Âm lịch 2025? Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày mấy dương lịch?
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Âm lịch 2025? Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày mấy dương lịch?
>> Xem thêm: Năm 2025 là năm con giáp gì, mệnh gì?
>> Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Noel 2024?
>> Xem thêm: Tết Dương lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
Tết Âm lịch 2025, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần. Đây là dịp lễ truyền thống lớn nhất trong năm của người Việt, mang ý nghĩa sum vầy gia đình, tưởng nhớ tổ tiên, và khởi đầu một năm mới may mắn, thịnh vượng. Năm 2025 sẽ là năm Ất Tỵ.
Nhiều người bắt đầu đếm ngược thời gian đến ngày Tết Âm lịch 2025 quan trọng này. Vậy, tính đến hôm nay, còn bao nhiêu ngày nữa sẽ đến Tết Âm lịch 2025?
Hôm nay là ngày 23/11/2024 (tức ngày 23/10/2024 âm lịch) Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 là ngày 29/01/2025 dương lịch. Như vậy, còn 66 ngày nữa sẽ đến Tết Âm lịch 2025. |
Lịch Tết Âm lịch 2025 cụ thể như sau:
- Giao thừa Tết Âm lịch 2025 (28 Tết) rơi vào Thứ 2 ngày 27/1/2025
- Giao thừa Tết Âm lịch 2025 (29 Tết) rơi vào Thứ 3 ngày 28/1/2025
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 4 ngày 29/1/2025
- Mùng 2 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 5 ngày 30/1/2025
- Mùng 3 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 6 ngày 31/1/2025
- Mùng 4 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 7 ngày 01/2/2025
- Mùng 5 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Chủ nhật ngày 02/2/2025
- Mùng 6 Tết Âm lịch 2025 rơi vào Thứ 2 ngày 03/2/2025
>> Xem thêm: Mấy ngày nữa đến Tết 2025 Âm lịch, Dương lịch? Lịch nghỉ Tết 2025 Âm lịch, Dương lịch
>> Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến 1 1 2025? Lịch Âm 2025, Lịch Dương 2025 thế nào?
>> Xem thêm: Tháng 10 âm lịch năm 2024 là tháng con gì?
Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Âm lịch 2025? Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày mấy dương lịch? (Hình ảnh Internet)
Công ty ép người lao động đi làm ngày Tết Âm lịch 2025 thì có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vậy, theo quy định trên nếu doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày Tết Âm lịch sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp đôi mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Người lao động đi làm vào ngày nghỉ Tết Âm lịch 2025 có được tăng lương không?
Căn cứ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ tết thì người lao động được hưởng lương ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày tết đối với người lao động hưởng lương ngày.
Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.
Như vậy, đi làm ngày Tết Âm lịch 2025 thì tiền lương được tính lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tết Nguyên đán 2025 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?