Công an cần tuân thủ những quy tắc nào khi ứng xử với người dân? Công an có được xúc phạm người vi phạm pháp luật hay không?
Theo quy định tại Thông tư 27/2017/TT-BCA do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành có đề cập tới những quy tắc ứng xử phổ biến cần phải có của Công an nhân dân, một số điểm nổi bật như sau:
Công an nhân dân có các quy tắc ứng xử chung nào?
Theo Điều 4 Thông tư này thì Công an nhân dân có các quy tắc ứng xử chung như sau:
- Nói và làm theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, 5 lời thề danh dự, 10 điều kỷ luật và điều lệnh Công an nhân dân.
- Tôn trọng, tận tụy phục vụ Nhân dân; thường xuyên liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh; trung thực, thẳng thắn, cần, kiệm, liêm, chính.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật nghiệp vụ, quy chế làm việc, quy trình công tác.
- Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Không được lợi dụng danh nghĩa cơ quan, đơn vị hoặc chức trách, nhiệm vụ được giao để vụ lợi hoặc nhằm mục đích cá nhân; bao che, tạo điều kiện cho tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Không được nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình; không được lợi dụng việc tặng quà, nhận quà để hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác vì vụ lợi.
- Không được sử dụng trái phép các thông tin, tài liệu của đơn vị; che dấu, bưng bít, làm sai lệch nội dung phản ánh của cơ quan, tổ chức và công dân về những việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ do mình được giao thực hiện.
- Không được từ chối tiếp nhận, giải quyết hoặc cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian giải quyết các yêu cầu hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân theo chức trách, nhiệm vụ.
- Không được trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao mà gây ra hậu quả làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị mình hoặc cơ quan, tổ chức khác hoặc ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân.
Công an cần tuân thủ những quy tắc nào khi ứng xử với người dân theo quy định của pháp luật? Có được xúc phạm người vi phạm pháp luật hay không?
Công an cần tuân thủ những quy tắc nào khi ứng xử với người dân?
Theo Điều 6 Thông tư này thì Công an nhân dân có các quy tắc ứng xử với người dân như sau:
- Kính trọng, lễ phép với Nhân dân; gắn bó mật thiết với Nhân dân; tận tình, trách nhiệm giải quyết công việc, yêu cầu chính đáng của Nhân dân.
- Giao tiếp, làm việc với người dân bằng thái độ niềm nở, tận tình, trách nhiệm; xưng hô đúng mực, thái độ lịch sự, hòa nhã, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp đúng đắn; ưu tiên giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, đau ốm, phụ nữ mang thai.
- Không được có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng nhiễu, thái độ thờ ơ, vô cảm trước yêu cầu hợp pháp của người dân; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân; không hẹn gặp người dân giải quyết công việc bên ngoài cơ quan và ngoài giờ làm việc.
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật và tự nguyện, tích cực tham gia phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Công an có được xúc phạm người vi phạm pháp luật hay không?
Theo Điều 7 Thông tư này thì Công an nhân dân có các quy tắc ứng xử với người vi phạm pháp luật như sau:
- Thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành Công an trong đấu tranh, xử lý đối với người phạm tội và người có hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Kiên quyết, mưu trí, dũng cảm, khôn khéo trong thực hiện nhiệm vụ; xử lý vi phạm phải khách quan, trung thực đảm bảo các yêu cầu chính trị, pháp luật, nghiệp vụ.
- Khi tiếp xúc với người vi phạm pháp luật, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân phải giữ đúng tư thế, lễ tiết, tác phong; có thái độ ứng xử đúng mực, không có lời nói, hành vi xúc phạm, phân biệt đối với người vi phạm.
- Không lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao làm sai lệch hồ sơ vụ việc, vụ án dẫn đến bỏ lọt, oan, sai hoặc nhằm mục đích khác.
Như vậy, Công an không được xúc phạm người vi phạm pháp luật.
Công an phải ứng xử ra sao ở nơi công cộng?
Theo Điều 11 Thông tư này thì Công an nhân dân có các quy tắc ứng xử ở nơi công cộng như sau:
- Gương mẫu chấp hành nội quy, quy tắc nơi công cộng, các chuẩn mực đạo đức công dân được pháp luật quy định hoặc đã được cộng đồng dân cư thống nhất thực hiện; ứng xử văn minh, thân thiện, giữ trật tự, vệ sinh công cộng.
- Không có lời nói, hành vi vi phạm các chuẩn mực về thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc nơi công cộng.
Đặng Tấn Lộc
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công an có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?