Công trình đã nghiệm thu trong tháng 6/2023 nhưng xuất hóa đơn tháng 7 thì có thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT không?
Ngày lập hóa đơn đối với công trình, hoạt động xây dựng là khi nào?
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
...
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
...
c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Theo đó, ngày lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là ngày nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Công trình đã nghiệm thu trong tháng 6/2023 nhưng xuất hóa đơn tháng 7 thì có thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT không?
Công trình đã nghiệm thu trong tháng 6/2023 nhưng xuất hóa đơn sau 1/7 thì có thuộc trường hợp được giảm thuế GTGT không?
Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau:
Thời điểm xác định thuế GTGT
1. Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
3. Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
6. Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.
Theo đó, thời điểm tính thuế GTGT đối với công trình xây dựng là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Mà thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Như vậy, dịch vụ hoàn thành trước ngày 01/7/2023 thì thuế GTGT được tính theo mức thuế suất trước ngày 01/7/2023. Tức là trường hợp này không được giảm thuế GTGT.
Ngoài ra, việc công ty không lập hóa đơn khi hoàn thành xong dịch vụ mà phải đợi đến khi khách hàng nghiệm thu xong mới xuất hóa đơn là sai quy định về thời điểm lập hóa đơn dẫn đến việc có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Tương tự tại Công văn 58653/CTHN-TTHT năm 2023, Cục thuế TP. Hà Nội hướng dẫn như sau:
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Nghị định 44/2023/NĐ-CP, trường hợp Công ty có hạng mục công trình nghiệm thu tháng 6/2023 nhưng lập hóa đơn vào tháng 7/2023 là hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm và không được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Xem toàn bộ Công văn 58653/CTHN-TTHT năm 2023 tại đây:
Xuất hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
...
Theo đó, tùy mức độ vi phạm, doanh nghiệp có hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt như sau:
STT | Hành vi | Mức phạt |
1 | Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ | Cảnh cáo |
2 | Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế | Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng |
3 | Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên) | Phạt tiền từ 04 - 08 triệu đồng |
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuế giá trị gia tăng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?