Cục Đường sắt Việt Nam có thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang loại nào?
- Cục Đường sắt Việt Nam có thẩm quyền cấp phép, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang loại nào?
- Các công trình cấp phép xây dựng đường ngang phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam trong việc quản lý, khai thác, sử dụng, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang là gì?
Cục Đường sắt Việt Nam có thẩm quyền cấp phép, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang loại nào?
Căn cứ quy định Điều 41 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về thẩm quyền cấp phép, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang; quyết định bãi bỏ đường ngang như sau:
Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang; quyết định bãi bỏ đường ngang
1. Cục Đường sắt Việt Nam:
a) Cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang trên đường sắt quốc gia;
b) Quyết định bãi bỏ đường ngang trên đường sắt quốc gia.
2. Cục Đường bộ Việt Nam:
a) Cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ;
b) Quyết định bãi bỏ đường ngang trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ.
....
Như vậy, cục Đường sắt Việt Nam có thẩm quyền cấp phép, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang trên đường sắt quốc gia.
Cục Đường sắt Việt Nam có thẩm quyền cấp phép, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang loại nào? (Hình từ Internet)
Các công trình cấp phép xây dựng đường ngang phải đảm bảo nguyên tắc gì?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 40 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về nguyên tắc cấp, gia hạn giấy phép xây dựng như sau:
Nguyên tắc cấp, gia hạn giấy phép xây dựng
1. Chỉ cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình quy định tại Điều 39 của Thông tư này.
2. Các công trình cấp phép xây dựng phải:
a) Phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phù hợp với nội dung thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên về vị trí xây dựng công trình;
b) Quy mô xây dựng công trình, hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;
d) Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ.
3. Thời gian thi công xây dựng công trình được cấp phép xây dựng phải phù hợp với tiến độ tổng thể của dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Vị trí, quy mô xây dựng công trình, phương án tổ chức thi công, biện pháp bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt đối với công trình xây dựng trong phạm vi đất dành cho đường sắt đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt thỏa thuận và thống nhất theo quy định của Thông tư này.
5. Công trình được cấp giấy phép xây dựng phải kịp thời di chuyển khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật.
6. Giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn trong thời gian giấy phép còn hiệu lực.
7. Các công trình được miễn giấy phép xây dựng:
a) Công trình cải tạo, nâng cấp, sửa chữa đường ngang, công trình đường sắt trên đường sắt quốc gia đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch thực hiện;
b) Công trình sửa chữa đường ngang có phương án thiết kế không làm thay đổi cấp đường ngang, không làm thay đổi hình thức tổ chức phòng vệ của đường ngang và không làm thay đổi chiều rộng mặt đường bộ tại đường ngang.
Theo đó, công trình cấp phép xây dựng đường ngang phải đảm bảo nguyên tắc về cấp, gia hạn giấy phép xây dựng sau đây:
- Phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phù hợp với nội dung thỏa thuận của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên về vị trí xây dựng công trình;
- Quy mô xây dựng công trình, hồ sơ thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng;
- Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông đường sắt, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ.
Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam trong việc quản lý, khai thác, sử dụng, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang là gì?
Căn cứ quy định Điều 54 Thông tư 29/2023/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam như sau:
Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam
1. Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt trong việc quản lý đường ngang trên đường sắt quốc gia và xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt quốc gia.
2. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý, bảo trì, phòng vệ đường ngang của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam trong việc quản lý, khai thác, sử dụng, xây dựng, cải tạo, nâng cấp, bãi bỏ đường ngang gồm có:
- Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đường sắt trong việc quản lý đường ngang trên đường sắt quốc gia và xây dựng công trình trong phạm vi đất dành cho đường sắt quốc gia.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý, bảo trì, phòng vệ đường ngang của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt đối với đường ngang trên đường sắt quốc gia theo quy định.
Thông tư 29/2023/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/12/2023
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép xây dựng đường ngang có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công không được vượt quá bao lâu?
- Đất công trình thủy lợi là đất gì? Đất công trình thủy lợi được sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh thì có thu tiền sử dụng đất không?
- Định danh tài khoản mạng xã hội là gì? Mạng xã hội cung cấp cho cộng đồng người sử dụng các dịch vụ gì?
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?