Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những nội dung gì?
Đề xuất yêu cầu về giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đề xuất yêu cầu về giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng như sau:
- Thứ nhất, tuân thủ mục tiêu, yêu cầu, nội dung của chương trình đào tạo và các môn học, mô đun trong chương trình.
- Thứ hai, bảo đảm tính chính xác, hệ thống, tính sư phạm; bảo đảm sự cân đối, phù hợp giữa các nội dung chuyên môn và các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa.
- Thứ ba, nội dung kiến thức, kỹ năng, yêu cầu về năng lực của người học phải đảm bảo mục tiêu của từng chương, bài trong mỗi môn học, mô đun.
- Kế tiếp, kết thúc mỗi chương, bài phải có hệ thống câu hỏi, bài tập và phương pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng của người học; giáo trình phải có danh mục tài liệu tham khảo; tài liệu tham khảo phải có độ tin cậy và nguồn gốc rõ ràng.
- Thứ năm, trình bày ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu; sử dụng thuật ngữ chuyên môn nghề nghiệp phổ biến, nhất quán; các hình vẽ, bản vẽ, sơ đồ minh họa phải làm sáng tỏ các kiến thức, kỹ năng.
- Cuối cùng, đảm bảo phù hợp với trang thiết bị, nguồn học liệu và các phương pháp, phương tiện dạy học khác.
Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng đề xuất như sau:
Biên soạn giáo trình đào tạo
1. Hiệu trưởng quyết định thành lập tổ/nhóm biên soạn giáo trình đảm bảo yêu cầu: Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy trong lĩnh vực ngành, nghề cần biên soạn; am hiểu và có kinh nghiệm về xây dựng, biên soạn giáo trình.
2. Cấu trúc của giáo trình đào tạo
a) Thông tin chung của giáo trình đào tạo (Tên giáo trình, trình độ đào tạo, lời giới thiệu, tuyên bố bản quyền...);
b) Mã môn học, mô đun; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học, mô đun trong chương trình;
c) Mục tiêu của giáo trình, các kiến thức cốt lõi, đặc trưng của môn học, mô đun; mục tiêu của từng chương, bài trong môn học, mô đun;
d) Nội dung của giáo trình môn học, mô đun (gồm: khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực của người học để thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo từng vị trí việc làm; quy trình và cách thức thực hiện nhiệm vụ, công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ);
đ) Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập; kết cấu, thể loại câu hỏi, bài tập/sản phẩm khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học, mô đun;
e) Hướng dẫn sử dụng giáo trình;
g) Tài liệu tham khảo.
3. Tổ chức biên soạn giáo trình
a) Nghiên cứu chương trình đào tạo; quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực, vị trí việc làm của ngành, nghề; chương trình chi tiết môn học, mô đun trong chương trình đào tạo;
b) Thu thập, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu chuyên môn, nghề nghiệp liên quan;
c) Biên soạn nội dung chi tiết của giáo trình (theo kết cấu tại Phụ lục 04 kèm theo);
d) Xin ý kiến chuyên gia về nội dung của giáo trình;
đ) Tổng hợp ý kiến góp ý, sửa chữa, biên tập, hoàn thiện giáo trình.
Như vậy đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm có:
- Thứ nhất, thông tin chung của giáo trình đào tạo (Tên giáo trình, trình độ đào tạo, lời giới thiệu, tuyên bố bản quyền...).
- Thứ hai, mã môn học, mô đun; vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học, mô đun trong chương trình.
- Thứ ba, mục tiêu của giáo trình, các kiến thức cốt lõi, đặc trưng của môn học, mô đun; mục tiêu của từng chương, bài trong môn học, mô đun.
- Thứ tư, nội dung của giáo trình môn học, mô đun (gồm: khối lượng kiến thức, yêu cầu về năng lực của người học để thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo từng vị trí việc làm; quy trình và cách thức thực hiện nhiệm vụ, công việc; các bản vẽ, hình vẽ, bài tập, những điểm cần ghi nhớ).
- Thứ năm, yêu cầu về đánh giá kết quả học tập; kết cấu, thể loại câu hỏi, bài tập/sản phẩm khi kết thúc chương, bài và kết thúc môn học, mô đun.
- Thứ sáu, hướng dẫn sử dụng giáo trình.
- Cuối cùng, tài liệu tham khảo.
Yêu cầu về phương pháp đào tạo nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 36 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định yêu cầu về phương pháp đào tạo nghề nghiệp như sau:
- Phương pháp đào tạo trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học.
- Phương pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm; sử dụng phần mềm dạy học và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.
Tải Dự thảo Thông tư quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng: Tại đây.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đào tạo nghề có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy theo Thông tư 55/2024 như thế nào?
- Phương pháp tính hao mòn của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024?
- Khu vực nào phải xây dựng bảng giá đất đến từng thửa đất trên cơ sở vùng giá trị, thửa đất chuẩn?
- Cơ quan thu ngân sách nhà nước là cơ quan nào? Cơ quan thu ngân sách nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Cách viết bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 02A và 02B chi tiết từng mục như thế nào? Tải mẫu 02A và 02B ở đâu?