Điểm chuẩn Học viện Báo chí Tuyên truyền 2024 như thế nào? Xem điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu?
Điểm chuẩn Học viện Báo chí Tuyên truyền 2024 như thế nào? Xem điểm chuẩn Học viện Báo chí Tuyên truyền ở đâu?
>> Xem thêm: Hướng dẫn xác nhận nhập học trực tuyến cho Tân sinh viên 2024
Xem thêm: Tổng hợp các trường Đại học xét tuyển bổ sung đợt 2 2024
Xem thêm: Thời gian xét tuyển bổ sung đợt 2 năm 2024
Ngày 17/8/2024, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa chính thức công bố quyết định về việc phê duyệt điểm trúng tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy.
Điểm chuẩn Học viện Báo chí Tuyên truyền 2024 như thế nào? Xem điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Xác định điểm trúng tuyển Học viện Báo chí Tuyên truyền 2024 như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 6.2 Mục 6 Thông báo 1313-TB/HVBCTT-ĐT năm 2024 Tải về có nêu về xác định điểm trúng tuyển như sau:
Theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT: Điểm trúng tuyển được xác định dựa trên tổng điểm các bài thi/môn thi quy định cho từng nhóm ngành xếp từ cao xuống thấp, cụ thể như sau:
- Đối với các ngành, chuyên ngành thuộc nhóm 2 không có môn nhân hệ số: Điểm xét tuyển (thang điểm 30) được xác định như sau:
Điểm xét tuyển (làm tròn đến 2 chữ số thập phân) = Tổng điểm ba môn thi/bài thi theo tổ hợp đã đăng ký + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).
- Đối với các ngành/chuyên ngành thuộc nhóm 1 có môn Ngữ văn, nhóm 3 có môn Lịch sử và nhóm 4 có môn tiếng Anh nhân hệ số 2: Điểm xét tuyển (thang điểm 40) được xác định như sau:
Điểm xét tuyển (làm tròn đến 2 chữ số thập phân)= Tổng điểm ba môn thi sau khi đã nhân hệ số theo tổ hợp đã đăng ký + Điểm ưu tiên khuyến khích x 4/3 (nếu có).
* Theo phương thức xét tuyển học bạ:
- Nhóm ngành Báo chí: Điểm xét tuyển = (A + B*2)/3 + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).
- Các ngành nhóm 2: Điểm xét tuyển = A + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).
- Nhóm 3 ngành Lịch sử: Điểm xét tuyển = (A + C*2)/3 + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).
- Các ngành nhóm 4: Điểm xét tuyển = (A + D*2)/3 + Điểm ưu tiên/khuyến khích (nếu có).
Trong đó:
A = Điểm TBC 5 học kỳ THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).
B=Điểm TBC 5 học kỳ môn Ngữ văn THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12). C=Điểm TBC 5 học kỳ môn Lịch sử THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12). D=Điểm TBC 5 học kỳ môn Tiếng Anh THPT (không tính học kỳ II năm lớp 12).
Nếu điểm TBC dưới 7.5 điểm ưu tiên được xác định thông thường theo Đề án tuyển sinh
Nếu điểm TBC từ 7.5 trở lên tổng điểm ưu tiêu khuyến khích được xác định như sau: Điểm ưu tiên/khuyến khích = [(10 - điểm TBC)/2.5] x tổng điểm ưu tiên/khuyến khích * Theo phương thức xét tuyển kết hợp: căn cứ mức điểm chứng chỉ tiếng Anh, chứng chỉ SAT. Trường hợp thí sinh có mức điểm chứng chỉ bằng nhau cuối danh sách
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học 2024 là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyển sinh như quy định trên.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Học viện Báo chí Tuyên truyền có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự, thủ tục về hội thảo giới thiệu sản phẩm đồ gia dụng của doanh nghiệp vì mục đích khuyến mại thực hiện như thế nào?
- Mẫu Sổ nhật ký chung của hợp tác xã mới nhất? Tải ở đâu? Hướng dẫn ghi Sổ nhật ký chung của hợp tác xã như thế nào?
- Mẫu quyết định kiểm tra giám sát Đảng viên của chi bộ? Khi nào Chi bộ phải thực hiện kiểm tra giám sát Đảng viên?
- Lời nhận xét môn Toán lớp 1 giữa học kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Toán lớp 1 theo Thông tư 27 giữa kì 1?
- Mẫu báo cáo công tác dân vận? Tải mẫu? Phương thức thực hiện công tác dân vận? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Dân vận xét tặng vào thời gian nào?