Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước là gì? Sẽ đình chỉ nếu chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được chấp thuận?
Điều kiện để được nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 42 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước
...
2. Điều kiện của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước:
a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Nghị định này và phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Bảo đảm không làm thay đổi mục đích khai thác, sử dụng nước.
Theo đó, để được nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước các tổ chức và cá nhân nhận chuyển nhượng có đủ điều kiện như sau:
- Điều kiện được cấp giấy phép tài nguyên nước tại Điều 20 Nghị định 02/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Đã hoàn thành việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định này.
+ Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phế duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có các quy hoạch và quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước, môi trường.
+ Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 của Luật Tài nguyên nước, điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này và các điều kiện sau đây:
+ Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
+ Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.
- Đồng thời phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật về đầu tư
- Bảo đảm không làm thay đổi mục đích khai thác, sử dụng nước.
Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước là gì? Sẽ đình chỉ nếu chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được chấp thuận? (Hình từ Internet)
Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước phải đảm bảo những điều kiện gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước
1. Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước phải đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ về tài chính trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nộp đủ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định; không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên nước.
Theo đó, để được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước thì tổ chức, cá nhân phải đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ về tài chính trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nộp đủ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định;
Cũng như không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên nước.
Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được chấp thuận thì có bị đình chỉ giấy phép hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 02/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
b) Khai thác nước dưới đất gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
c) Vận hành hồ chứa, đập dâng gây lũ, lụt, ngập úng nhân tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở thượng và hạ du hồ chứa, đập dâng;
d) Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
đ) Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
e) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước, nhưng không có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Thì giấy phép khai thác tài nguyên nước này có thể bị đình chỉ hiệu lực.
Nghị định 02/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 20/03/2023.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai thác tài nguyên nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?