Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình là gì? Chi phí đánh giá an toàn công trình như thế nào?
Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 10/2021/TT-BXD và khoản 1 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP thì điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
(1) Đối với công trình hạng I:
- Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp;
- Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;
- Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.
(2) Đối với công trình hạng II;
- Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp;
- Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;
- Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.
(3) Đối với công trình hạng III:
- Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;
- Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.
Phạm vi hoạt động của tổ chức này được thực hiện như đối với tổ chức kiểm định quy định tại khoản 2 Điều 97 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.
- Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại.
- Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.
Điều kiện của tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
Thực hiện đánh giá an toàn công trình như thế nào?
Việc thực hiện đánh giá an toàn công trình được quy định tại Điều 17 Thông tư 10/2021/TT-BXD cụ thể như sau:
"Điều 17. Đánh giá an toàn công trình
...
2. Việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo quy trình do Bộ Xây dựng ban hành.
3. Thời điểm và tần suất đánh giá an toàn công trình được quy định như sau:
a) Thời điểm đánh giá an toàn công trình lần đầu được thực hiện sau thời gian 10 năm kể từ khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định pháp luật;
b) Đối với lần đánh giá tiếp theo, việc đánh giá an toàn công trình được thực hiện theo tần suất 05 năm/Iần.
4. Danh mục các công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
5. Sau khi nhận được báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP có trách nhiệm:
a) Kiểm tra điều kiện năng lực tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đánh giá an toàn công trình;
b) Kiểm tra sự tuân thủ các quy định của pháp luật về đánh giá an toàn công trình bao gồm: việc áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá an toàn công trình; nội dung, trình tự, đối tượng, thời điểm đánh giá an toàn công trình; kết quả thực hiện đánh giá an toàn công trình và quy định khác có liên quan (nếu có);
c) Thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP."
Công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình là những công trình nào?
Theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BXD quy định danh mục công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình như sau:
- Nhà chung cư, nhà ở tập thể khác: Cấp công trình từ cấp II trở lên.
- Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học: Cấp công trình từ cấp II trở lên.
- Trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ: Cấp công trình từ cấp I trở lên.
- Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa: Cấp công trình từ cấp II trở lên.
- Sân vận động, nhà thi đấu, sân thi đấu các môn thể thao có khán đài: Cấp công trình từ cấp II trở lên.
- Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, công trình văn hóa tập trung đông người: Cấp công trình từ cấp II trở lên.
- Trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn: Cấp công trình từ cấp I trở lên.
- Công trình trụ sở, văn phòng làm việc và các tòa nhà sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác: Cấp công trình từ cấp I trở lên.
Chi phí đánh giá an toàn công trình?
Chi phí đánh giá an toàn công trình được đề cập tại Điều 18 Thông tư 10/2021/TT-BTC, cụ thể như sau:
Chi phí đánh giá an toàn công trình là một thành phần thuộc chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng, bao gồm:
- Chi phí thực hiện khảo sát, lập hồ sơ hiện trạng công trình (nếu có).
- Chi phí thực hiện đánh giá an toàn công trình.
- Chi phí thuê tổ chức thẩm tra đề cương đánh giá an toàn công trình, chi phí thuê tổ chức tư vấn giám sát thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình (nếu có).
- Các chi phí khác có liên quan.
Nguyễn Thành Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đánh giá an toàn công trình có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?