Điều kiện để được thừa kế thế vị và xử lý vấn đề nếu những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm như thế nào?
Thế nào là thừa kế thế vị? Đối tượng hưởng thừa kế thế vị là ai?
- Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 đang được áp dụng cho thấy mọi cá nhân đều có quyền như nhau trong việc hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Và khi người chết không có di chúc, thì theo pháp luật, những người được hưởng di sản đầu tiên là cha, mẹ, vợ, chồng và các con của họ. Đối với cháu hoặc chắt (nội, ngoại) sẽ là những người được hưởng di sản thừa kế được ưu tiên hàng thứ 2 và thứ 3 khi những người nêu trên không còn ai.
- Mặt khác,Thừa kế thế vị được quy định trong pháp luật về thừa kế tại Bộ luật Dân sự 2015 thì những người cháu, chắt (nội, ngoại) này vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế ngang hàng với bố, mẹ, vợ, chồng hoặc những người con còn lại của người chết với vai trò là người thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 619, 652 Bộ luật Dân sự 2015.
- Thừa kế thế vị nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người có dòng máu trực hệ với người chết.
Căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thừa kế thế vị:
- Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
+ Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
* Đối tượng hưởng thừa kế thế vị là:
- Người thừa kế là cá nhân:
+ Là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế;
+ Sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
+ Chỉ được hưởng thừa kế thế vị khi là cháu trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản. Là chắc khi mà cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản.
Điều kiện để được thừa kế thế vị và xử lý vấn đề nếu những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm? (Hình internet)
Điều kiện để hưởng thừa kế thế vị là gì?
Từ nội dung quy định của Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 vừa nêu trên, có thể hiểu rằng, điều kiện hưởng thừa kế thế vị xác định như sau:
- Thừa kế thế vị được đặt ra khi con hoặc cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu/chắt được hưởng phần di sản mà cha/mẹ được hưởng nếu còn sống.
- Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc. Trường hợp người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu và phải thực hiện chia di sản theo pháp luật.
– Thừa kế thế vị chỉ phát sinh ở hàng thừa kế thứ nhất. Người được “thế vị” có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người “thế vị” ở vị trí đời sau (cháu/chắt).
- Người thừa kế thế vị phải bảo đảm nguyên tắc chung về thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự là còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Bản thân người thế vị không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản.
- Khi còn sống, người cha/mẹ của người được thừa kế thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nghĩa là không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản thì con hoặc cháu của những người này mới được thế vị).
- Phần di sản mà người thừa kế thế vị được hưởng: Thừa kế thế vị không như thừa kế theo hàng thừa kế. Theo tinh thần quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tất cả những người thừa kế thế vị cùng được hưởng chung phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.
Người hưởng thừa kế có nghĩa vụ về tài sản như thế nào?
Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, Người hưởng thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tải sản do người chết để lại bao gồm:
- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, người hưởng thừa kế phải thực hiện các nghĩa vụ về tải sản do người chết để lại theo quy định trên.
Xử lý vấn đề nếu những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm?
Căn cứu Điều 619 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trong trường hợp:
Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm
Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.
Theo đó, nếu như hững người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng trừ trường hợp thừa kế thế vị.
Châu Thị Nhựt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền thừa kế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?