Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 01/02/2024 bao gồm những điều kiện nào?
Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 01/02/2024 bao gồm những điều kiện nào?
Tại Điều 7 Thông tư 72/2023/TT-BTC quy định về điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính khi có một trong các điều kiện sau:
- Không còn chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
- Không xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
- Không đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP và cơ quan, đơn vị không có đơn vị sự nghiệp công lập khác phù hợp về chức năng, nhiệm vụ để sáp nhập, hợp nhất.
- Không đảm bảo mức độ tự chủ từ 30% trở lên chi thường xuyên hoặc có 30% số lượng người làm việc trở lên được hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực) hoặc không còn khả năng đảm bảo mức độ tự chủ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 120/2020/NĐ-CP (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập từ ngày Thông tư 72/2023/TT-BTC có hiệu lực) và cơ quan, đơn vị không có đơn vị sự nghiệp công lập khác phù hợp về chức năng, nhiệm vụ để sáp nhập, hợp nhất.
- Không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
- Đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
Theo đó, đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện giải thể sau khi hoàn thành nghĩa vụ về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các nghĩa vụ khác có liên quan và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.
Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 01/02/2024 bao gồm những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện sáp nhập đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực tài chính từ ngày 01/02/2024 được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 72/2023/TT-BTC quy định điều kiện sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính như sau:
- Việc sáp nhập, hợp nhất đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính được thực hiện khi cơ quan, tổ chức có đơn vị sự nghiệp công lập khác phù hợp về chức năng, nhiệm vụ với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tài chính để sáp nhập, hợp nhất và đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực tài chính đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
+ Hai năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền hoặc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Không đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
+ Không đảm bảo mức độ tự chủ từ 30% trở lên chi thường xuyên hoặc có 30% số lượng người làm việc trở lên được hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập trước ngày Thông tư này có hiệu lực) hoặc không còn khả năng đảm bảo mức độ tự chủ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 120/2020/NĐ-CP (đối với đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập từ ngày Thông tư này có hiệu lực).
+ Không đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có).
- Việc sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập có mức độ tự chủ tài chính như nhau đảm bảo không làm giảm mức độ tự chủ về tài chính hiện có của các đơn vị; trường hợp thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính ở các mức độ khác nhau thì mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập sau khi sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
- Đơn vị sự nghiệp công lập hình thành sau khi sáp nhập, hợp nhất phải đáp ứng đủ điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 5 Thông tư 72/2023/TT-BTC và quy định pháp luật có liên quan.
Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
...
3. Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
a) Không còn chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;
b) Không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
c) Ba năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền;
d) Thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài: Ngoài việc đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản này, cần bảo đảm phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và thỏa thuận giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước sở tại về việc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định nêu trên.
Thông tư 72/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2024
Võ Thị Mai Khanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?