Dự kiến đến năm 2030, nợ công Việt Nam không quá 60% GDP, nợ Chính Phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của Quốc gia không quá 45% GDP?

Theo tôi được biết thì Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Chiến lược nợ công giai đoạn 2021 - 2030. Vậy trong Chiến lược đó mục tiêu về tỷ lệ nợ công của Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 là như thế nào? Thủ tướng có đề xuất định hướng huy động và sử dụng vốn vay hay không? Tôi xin cảm ơn!

Sáu quan điểm chủ đạo về việc xây dựng và thực hiện Chiến lược nợ công giai đoạn 2021 - 2030?

Theo Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã nêu ra sáu quan điểm chủ đạo về việc xây dựng và thực hiện Chiến lược nợ công giai đoạn 2021 - 2030 như sau:

- Bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm đề ra tại Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; các Văn kiện, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII. Công tác quản lý nợ công luôn bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, chỉ chi trong khả năng của nền kinh tế và chỉ vay trong khả năng trả nợ, vay nợ phải đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Trong bối cảnh tình hình mới nhiều khó khăn, thách thức, nợ công tiếp tục là đòn bẩy cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực tăng trưởng bền vững. Trong huy động tiếp tục thực hiện nguyên tắc nguồn vay trong nước là cơ bản, quyết định, kết hợp chặt chẽ, hiệu quả với nguồn vay nước ngoài là quan trọng.

- Tăng cường quản lý tài chính, ngân sách nhà nước, nợ công theo kế hoạch trung hạn, bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch tài chính với kế hoạch đầu tư công, kế hoạch vay trả nợ công. Nguồn lực nợ công cần tập trung vào bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, vay theo nhu cầu sử dụng vốn.

- Quản lý nợ công chặt chẽ là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng vốn; nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng vốn vay, đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, vai trò chủ động của ngân sách địa phương.

- Việc huy động vốn phải tính toán kỹ lưỡng trong khả năng trả nợ của từng cấp ngân sách, từng đối tượng vay vốn. Bố trí thanh toán trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn làm ảnh hưởng đến các cam kết của Chính phủ và hệ số tín nhiệm quốc gia.

- Phát triển các kênh huy động vốn đi đôi với tái cơ cấu danh mục nợ để tăng tính bền vững.

- Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý nợ công; đảm bảo công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cấp về sử dụng vốn vay và trả nợ công.

Dự kiến đến năm 2030, nợ công Việt Nam không quá 60% GDP, nợ Chính Phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP

Dự kiến đến năm 2030, nợ công Việt Nam không quá 60% GDP, nợ Chính Phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP

Mục tiêu của Chiến lược nợ công giai đoạn 2021 - 2030?

Tại Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra mục tiêu của Chiến lược nợ công giai đoạn 2021 - 2030, cụ thể:

*Mục tiêu tổng quát:

Tổ chức huy động vốn vay đáp ứng nhu cầu của ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ với chi phí vay hợp lý, phù hợp với mức độ rủi ro của khoản vay, đảm bảo khả năng trả nợ; duy trì các chỉ số nợ công, nợ Chính phủ ở mức an toàn, kiểm soát đối với nợ nước ngoài, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia; thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước; gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030.

*Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2021-2025:

- Kiểm soát chỉ tiêu bội chi ngân sách nhà nước được Quốc hội phê duyệt trong dự toán ngân sách nhà nước và kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2021-2025, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn về nợ bao gồm trần, ngưỡng trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt.

b) Dự kiến đến năm 2030:

- Nợ công không quá 60%GDP, nợ Chính phủ không quá 50%GDP.

- Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước.

- Nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Vậy mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam sẽ: Nợ công không quá 60%GDP, nợ Chính phủ không quá 50%GDP; Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ bình quân không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước; Nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP.

Định hướng huy động và sử dụng vốn vay trong Chiến lược nợ công 2021 - 2030?

Căn cứ Quyết định 460/QĐ-TTg năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đề ra định hướng huy động và sử dụng vốn vay trong Chiến lược nợ công 2021 - 2030 như sau:

- Thường xuyên đánh giá những tác động của vay vốn đến dư nợ công, nợ Chính phủ và nghĩa vụ trả nợ. Trong điều hành ngân sách nhà nước hằng năm phải kiểm soát đồng thời tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước và tỷ lệ trả nợ trực tiếp từ ngân sách, đảm bảo trong ngưỡng cho phép.

- Thực hiện phát hành đều đặn trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn chuẩn, tập trung vào kỳ hạn dài từ 5 năm trở lên, đồng thời linh hoạt phát hành các kỳ hạn dưới 5 năm, phát hành trái phiếu ngoại tệ trên thị trường trong nước để đáp ứng nhu cầu huy động vốn và thực hiện mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ. Phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển và để cơ cấu lại nợ của Chính phủ khi điều kiện thị trường thuận lợi.

- Tập trung giải ngân hết nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài đã ký vay đến cuối năm 2020. Việc huy động vay mới vốn vay nước ngoài tập trung cho một số lĩnh vực chủ chốt để đảm bảo phát huy được tối đa hiệu quả kinh tế theo quy mô; ưu tiên đầu tư cho các dự án trực tiếp thúc đẩy tăng trưởng gắn với phát triển bền vững, có hiệu ứng lan tỏa như thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng môi trường, giáo dục, y tế, công nghệ. Xây dựng một số chương trình đầu tư công để thực hiện một số dự án, công trình quan trọng, trọng điểm, có tính động lực, sức lan tỏa lớn và giải quyết các vấn đề phát triển quốc gia, vùng và liên kết vùng theo từng mục tiêu ưu tiên thay cho cách tiếp cận dự án riêng rẽ, phân tán; nâng cao tỷ trọng vay ngoài nước hỗ trợ ngân sách để tăng tính chủ động trong quản lý sử dụng vốn vay.

- Điều hành nợ chính quyền địa phương trong phạm vi bội chi ngân sách địa phương được Quốc hội phê duyệt, đảm bảo trong hạn mức dư nợ theo Luật ngân sách nhà nước.

- Kiểm soát chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng, việc đảm bảo nguồn trả nợ được Chính phủ bảo lãnh; quản lý các khoản bảo lãnh, đảm bảo đúng quy định, hiệu quả trong phạm vi hạn mức bảo lãnh, tập trung ưu tiên nguồn vốn để bảo lãnh cho các chương trình, dự án trọng điểm quốc gia, được Quốc hội, Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư. Kiểm soát tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ không vượt quá tốc độ tăng GDP của năm trước. Lựa chọn một số công trình phát triển cơ sở hạ tầng có tính chất lan tỏa, có khả năng tạo nguồn thu trả nợ để Chính phủ cho vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

- Kiểm soát chặt chẽ nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đảm bảo chỉ tiêu nợ nước ngoài quốc gia trong giới hạn cho phép. Đổi mới phương thức quản lý nợ nước ngoài quốc gia cho phù hợp với tính chất vốn vay ngắn hạn, trung và dài hạn, tính chất và mức độ rủi ro của từng nhóm đối tượng. Nghiên cứu, hoàn thiện thể chế để áp dụng biện pháp kiểm soát luồng vốn trong quản lý nợ nước ngoài tự vay, tự trả để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến lược nợ công

Nguyễn Thành Đạt

Chiến lược nợ công
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chiến lược nợ công có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào