Dự kiến phối hợp thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự cần đảm bảo nguyên tắc nào?
Bộ Công an vừa công bố dự thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, TAND Tối cao, VKSND Tối cao quy định quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong đó bao gồm: Tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Phối hợp thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự cần đảm bảo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2) quy định nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Bảo đảm tuân thủ đúng chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật.
- Được thực hiện thường xuyên, nhanh chóng, kịp thời.
- Bảo đảm bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật và của mỗi bộ, ngành.
Quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại phải dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 6 Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2) quy định việc xem xét, quyết định áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù với nước ngoài dựa trên các căn cứ sau:
- Sự cần thiết, nhu cầu của Việt Nam đối với việc tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù trong từng trường hợp cụ thể hoặc trong quan hệ chung với nước có liên quan;
- Không trái pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với pháp luật, tập quán quốc tế;
- Sự phù hợp về yêu cầu đối ngoại, tác động chính trị, kinh tế, xã hội và những tác động khác, nếu có;
- Sự ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của Nhà nước, cá nhân, pháp nhân Việt Nam có liên quan.
Dự thảo mới về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự năm 2022?
Áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 5 Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2) quy định áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam như sau:
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù mà giữa Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù hoặc chưa có thỏa thuận hoặc chưa có tiền lệ về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại đối với các nội dung liên quan thì cơ quan có thẩm quyền cần có công văn gửi cơ quan trung ương của Việt Nam đề nghị áp dụng nguyên tắc có đi có lại kèm theo hồ sơ ủy thác tư pháp;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Trung ương về tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù gửi công văn kèm hồ sơ ủy thác tư pháp đề nghị Bộ Ngoại giao xem xét, quyết định việc đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại;
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Ngoại giao xem xét và đưa ra một trong các quyết định quy định tại các điểm d hoặc đ khoản … Điều này. Đối với trường hợp cần thiết phải lấy ý kiến của Bộ, ngành liên quan thì thời gian này không quá 20 ngày;
- Trường hợp quyết định đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại thì Bộ ngoại giao gửi hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kèm theo Công hàm của Bộ Ngoại giao đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài có văn bản trả lời chính thức về việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại với Việt Nam;
- Trường hợp quyết định không đề nghị cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài áp dụng nguyên tắc có đi có lại thì Bộ Ngoại giao gửi trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp và nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị áp dụng nguyên tắc có đi có lại cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được trả lời chính thức của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản thông báo về Bộ Ngoại giao. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo về việc này cho cơ quan Trung ương của Việt Nam biết và phối hợp;
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài được yêu cầu tương trợ tư pháp đồng ý áp dụng nguyên tắc có đi có lại với những điều kiện kèm theo, thì Bộ ngoại giao xem xét, quyết định trên cơ sở tham khảo ý kiến với Bộ Tư pháp và bộ, ngành liên quan. Thủ tục thống nhất ý kiến được thực hiện tương tự như quy trình xem xét, quyết định việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Xem toàn bộ Dự thảo Thông tư liên tịch Quy định về quan hệ phối hợp thực hiện một số hoạt động hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự (Dự thảo 2): Tại đây
Diệp Khánh Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp tác quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?