Ghi âm lời nói, ghi hình tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính khi chưa được cho phép sẽ bị xử phạt?
- Từ ngày 01/9/2022, ghi âm lời nói, ghi hình tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính mà không được cho phép sẽ bị xử phạt hành chính đến 15 triệu đồng?
- Ghi âm, ghi hình tại phiên toà xét xử vụ án dân sự là trái với nội quy phiên tòa?
- Chỉ được ghi âm, ghi hình tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa?
Từ ngày 01/9/2022, ghi âm lời nói, ghi hình tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính mà không được cho phép sẽ bị xử phạt hành chính đến 15 triệu đồng?
Căn cứ vào Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa;
b) Để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở;
…
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án;
b) Mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy hoặc chất độc vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa;
c) Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính, không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại phiên họp của Tòa án.
Như vậy, hành vi ghi âm, ghi hình của Hội đồng xét xử mà không có sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm, ghi hình của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ tại phiên xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính thì còn bị tịch thu phương tiện ghi âm, ghi hình và buộc nộp lại tư liệu, tài liệu ghi âm, ghi hình.
Lưu ý: Mức xử phạt hành chính ở quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ gấp đôi.
Ghi âm lời nói, ghi hình tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính khi chưa được cho phép sẽ bị xử phạt?
Ghi âm, ghi hình tại phiên toà xét xử vụ án dân sự là trái với nội quy phiên tòa?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 234 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Nội quy phiên tòa
…
4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
Theo đó, nhà báo có hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, đương sự, người tham gia tố tụng mà không có sự đồng ý là trái với quy định của phiên tòa.
Như vậy, nếu như nhà báo nhận được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa thì có thể ghi âm, ghi hình Hội đồng xét xử. Nếu như nhận được sự đồng ý của đương sự, người tham gia tố tụng thì nhà báo có thể ghi âm, ghi hinh họ.
Chỉ được ghi âm, ghi hình tại phiên tòa xét xử vụ án hành chính khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 153 Luật Tố tụng Hành chính 2015 quy định như sau:
Nội quy phiên tòa
…
4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, những người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
Theo quy định trên thì khi có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa thì nhà báo chỉ được ghi âm, ghi hình Hội đồng xét xử.
Trường hợp muốn ghi âm, ghi hình đương sư, người tham gia tố tụng khác thì phải có sự đồng ý của những người này.
Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.
Lê Nhựt Hào
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thủ tục tố tụng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?