Giáo viên được cử đi đào tạo có được giảm định mức tiết dạy không? Định mức tiết dạy của giáo viên năm 2023 là bao nhiêu?
Giáo viên được cử đi đào tạo có được giảm định mức tiết dạy không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 11, khoản 12 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT; điểm a khoản 2 bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 11 Thông tư 54/2012/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy
1. Giáo viên dạy môn chuyên tại các trường chuyên, lớp chuyên, 1 tiết dạy môn chuyên được tính bằng 3 tiết định mức.
2. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:
a) Đối với giáo viên được huy động làm cộng tác viên thanh tra, thời gian làm việc quy đổi được tính theo Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục;
b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;
c) Báo cáo ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh do nhà trường tổ chức (có giáo án/kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo) thì mỗi tiết báo cáo thực tế được tính bằng 1,5 tiết dạy định mức;
d) Hiệu trưởng nhà trường căn cứ tình hình thực tế quy định việc quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý đối với các cơ sở giáo dục
Như vậy, giáo viên được cử đi đào tạo sẽ được giảm định mức tiết dạy.
Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức.
Giáo viên được cử đi đào tạo có được giảm định mức tiết dạy không? Định mức tiết dạy của giáo viên năm 2023 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Định mức tiết dạy của giáo viên năm 2023 là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) định mức tiết dạy được quy định như sau:
Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở;
Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.
2a. Định mức tiết dạy của giáo viên trường dự bị đại học là 12 tiết
3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học. Việc phân hạng các trường phổ thông theo quy định hiện hành.
Như vậy, định mức tiết dạy của giáo viên được thực hiện theo quy định trên.
Giáo viên chủ nhiệm có các nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, quy định như sau:
Nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp
Ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên quy định tại Điều 3 của Quy định này, giáo viên làm chủ nhiệm lớp còn có những nhiệm vụ sau:
1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;
2. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
3. Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
4. Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;
5. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học và 05 nhiệm vụ theo quy định nêu trên.
Giáo viên có thời gian nghỉ hằng năm là bao nhiêu ngày?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT có quy định giáo viên có thời gian nghỉ hằng năm như sau:
- Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
+ 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
+ 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
- Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
+ 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
+ 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
+ 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Trịnh Ngọc Diệp
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Định mức tiết dạy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?