Hạch toán giao nộp tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá được thực hiện như thế nào theo quy định mới?

Cho tôi hỏi: Hạch toán giao nộp tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá được thực hiện như thế nào theo quy định mới? - Thắc mắc của bạn Quân (Quảng Nam)

Thế nào là tiền bị phá hoại?

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 3 Chế độ kế toán ban hành kèm theo Quyết định 37/2007/QĐ-NHNN, có thể hiểu tiền bị phá hoại là tiền đã bị biến dạng, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.

Hành vi hủy hoại tiền nêu trên có thể bao gồm việc cắt, xé tiền, đốt tiền, tẩy xóa tiền,... làm mất đi hình dạng và mệnh giá ban đầu của tờ tiền.

Tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg thì hành vi hủy hoại tiền dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ bị xem là hành vi bị nghiêm cấm.

Hạch toán giao nộp tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá được thực hiện như thế nào theo quy định mới?

Hạch toán giao nộp tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá được thực hiện như thế nào theo quy định mới?

Việc thu hồi tiền bị phá hoại được quy định ra sao?

Căn cứ theo Điều 8 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg về việc thu hồi và tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại như sau:

Thu hồi và tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại
1. Ngoài số tiền giả, tiền bị phá hoại sử dụng làm tư liệu hay đang trong quá trình điều tra, xét xử theo quy định của pháp luật, cơ quan công an, bộ đội biên phòng, hải quan giao nộp toàn bộ tiền giả, tiền bị phá hoại đã thu giữ cho Ngân hàng Nhà nước.
2. Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước được giữ lại một số tiền giả, tiền bị hủy hoại làm tư liệu nghiên cứu; Bộ trưởng Bộ Công an, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định số lượng, chủng loại và quy định việc quản lý, sử dụng số tư liệu này của mỗi Bộ, cơ quan mình.
3. Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu nhận, tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại. Việc tiêu hủy tiền giả, tiền bị phá hoại thực hiện theo quy định như đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Như vậy, việc thu hồi tiền bị phá hoại được thực hiện theo nội dung được quy định như trên. Những nội dung này được hướng dẫn cụ thể bởi Điều 12 Thông tư 28/2013/TT-NHNN và Điều 13 Thông tư 28/2013/TT-NHNN.

Hạch toán giao nộp tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá được thực hiện như thế nào theo quy định mới?

Căn cứ Thông tư 25/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Việc hạch toán giao nộp tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá được thực hiện theo Điều 17 Thông tư 25/2022/TT-NHNN.

Cụ thể nội dung quy định về hạch toán giao nộp tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá như sau:

(1) Tại các NHNN chi nhánh, Sở Giao dịch:

- Trường hợp NHNN chi nhánh, Sở Giao dịch cử cán bộ đến giao hiện vật tại kho tiền Trung ương, bộ phận kế toán hạch toán:

+ Khi xuất tiền: Căn cứ đề nghị giao nộp tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá về kho tiền Trung ương đã được phê duyệt, bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho và hạch toán:

Có TK 00100405 - Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá

Đồng thời, căn cứ biên bản giao nhận tiền, bộ phận kế toán lập phiếu hạch toán Nợ tài khoản ngoại bảng “tiền đang vận chuyển”, hạch toán:

Nợ TK 00100302 - Tiền đã công bố lưu hành đang vận chuyển

(sổ theo dõi: Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá)

+ Khi nhận được biên bản giao nhận tiền do kho tiền Trung ương gửi đến, bộ phận kế toán lập phiếu hạch toán Có tài khoản ngoại bảng “tiền đang vận chuyển”, hạch toán:

Có TK 00100302 - Tiền đã công bố lưu hành đang vận chuyển

(sổ theo dõi: Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá)

- Trường hợp kho tiền Trung ương cử cán bộ đến nhận hiện vật tại kho tiền NHNN chi nhánh: Căn cứ đề nghị giao nộp tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá về kho tiền Trung ương được phê duyệt, bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho và hạch toán:

Có TK 00100405 - Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá

(2) Tại Vụ Tài chính - Kế toán:

- Trường hợp NHNN chi nhánh, Sở Giao dịch ủy nhiệm cán bộ về giao hiện vật tại kho tiền Trung ương:

Căn cứ biên bản giao nhận tiền, Phiếu nhập kho, bộ phận kế toán hạch toán:

Nợ TK 00100405 - Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá

Đồng thời gửi 01 liên phiếu nhập kho kèm 01 liên biên bản giao nhận tiền về NHNN chi nhánh, Sở Giao dịch giao tiền để làm căn cứ tất toán theo dõi tiền đang vận chuyển;

- Trường hợp kho tiền Trung ương cử cán bộ đến nhận hiện vật tại NHNN chi nhánh:

Căn cứ biên bản giao nhận tiền, phiếu nhập kho, bộ phận kế toán hạch toán:

Nợ TK 00100405 - Tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá.

Quy định mới nhất về hạch toán giao nộp tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá được áp dụng từ ngày nào?

Căn cứ theo quy định về hiệu lực thi hành tại Điều 31 Thông tư 25/2022/TT-NHNN.

Cụ thể như sau:

Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Quyết định số 37/2007/QĐ-NHNN ngày 26/10/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt hết hiệu lực thi hành.

Theo đó, quy định mới nhất về hạch toán giao nộp tiền bị phá hoại không xác định được mệnh giá được áp dụng từ ngày 15/02/2023.

Thông tư 25/2022/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền bị phá hoại

Đặng Phan Thị Hương Trà

Tiền bị phá hoại
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền bị phá hoại có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào