Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì?
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì?
Căn cứ tại Điều 10 Hiến pháp 2013 quy định về Công đoàn như sau:
Điều 10.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Theo đó, Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động.
Bên cạnh đó, tại Điều 9 Hiến pháp 2013 quy định:
Điều 9.
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo đó, Hiến pháp 2013 quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động.
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? (Hình từ Internet)
Các bản Hiến pháp nào của nước ta ghi nhận Công đoàn thành một điều riêng biệt?
Từ năm 1945 khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đến nay, nước ta có 05 bản Hiến pháp qua các thời kỳ. Trong đó, ngoại trừ Hiến pháp 1946 không quy định cụ thể về công đoàn có thể do nhiều yếu tố lịch sử và bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, còn lại các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992 và bản Hiến pháp 2013 hiện hành đều ghi nhận về Công đoàn, cụ thể:
(1) Hiến pháp 1959
Tại Điều 10 Hiến pháp 1959 như sau:
Điều 10
Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo một kế hoạch thống nhất.
Nhà nước dựa vào các cơ quan Nhà nước, tổ chức công đoàn, hợp tác xã và các tổ chức khác của nhân dân lao động để xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh tế.
(2) Hiến pháp 1980
Tại Điều 10 Hiến pháp 1980 quy định về Công đoàn như sau:
Điều 10
Tổng công đoàn Việt Nam là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân Việt Nam, là trường học chủ nghĩa cộng sản, trường học quản lý kinh tế, quản lý Nhà nước.
Trong phạm vi chức năng của mình, công đoàn tham gia công việc Nhà nước và kiểm tra hoạt động của cơ quan Nhà nước, tham gia quản lý xí nghiệp; giáo dục công nhân, viên chức; tổ chức phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa; cùng với cơ quan Nhà nước chăm lo đời sống và bảo đảm quyền lợi của công nhân, viên chức.
Bên cạnh đó, tại các Điều 9, Điều 86 Hiến pháp 1980 cũng quy định chi tiết hơn về vai trò, trách nhiệm của Công đoàn.
(3) Hiến pháp 1992
Tại Điều 10 Hiến pháp 1992 quy định về Công đoàn như sau:
Điều 10
Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế; giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(4) Hiến pháp 2013
Như đã nêu trên, Hiến pháp 2013 cũng ghi nhận Công đoàn là thành viên tổ chức thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên tổ chức mình.
Hệ thống tổ chức công đoàn được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Công đoàn 2012 quy định về hệ thống tổ chức công đoàn như sau:
- Hệ thống tổ chức công đoàn gồm có Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Công đoàn cơ sở được tổ chức trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiến pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?