Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam?
- Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam?
- Thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam sẽ được kiểm tra, thử nghiệm những gì?
- An toàn hoạt động tại sân bay được quy định thế nào?
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 05/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam gồm những nội dung như sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không, trong đó mô tả sản phẩm và các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;
- Bản sao tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
- Bản sao các tài liệu liên quan: thiết kế kỹ thuật và chi tiết; vật liệu; phương pháp và quy trình sản xuất; hướng dẫn lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng; lắp ráp của sản phẩm; chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;
- Bản sao biên bản nghiệm thu bàn giao hoặc nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng;
- Bản sao biên bản kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng do cơ sở kiểm tra, thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện;
- Báo cáo kết quả khai thác thử theo các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật của sản phẩm.
Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 20/2024/NĐ-CP thì nội dung hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam có sự thay đổi như sau:
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam
.....
3. Người đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đến Cục Hàng không Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều này, hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không theo Mẫu số 08a quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hoặc bản sao điện tử tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng;
c) Bản sao hoặc bản sao điện tử các tài liệu liên quan: thiết kế kỹ thuật và chi tiết; vật liệu; phương pháp và quy trình sản xuất; hướng dẫn lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng; lắp ráp của sản phẩm; chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật chính;
d) Bản sao hoặc bản sao điện tử biên bản nghiệm thu bàn giao hoặc nghiệm thu hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng;
đ) Bản sao hoặc bản sao điện tử biên bản kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng do cơ sở kiểm tra, thử nghiệm đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện;
e) Bản sao hoặc bản sao điện tử báo cáo kết quả khai thác thử theo các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật của sản phẩm
Như vậy, Nghị định 20/2024/NĐ-CP cho phép người đề nghị cấp giấy chứng nhận được nộp bản sao điện tử các tài liệu trong hồ sơ trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến Cảng vụ hàng không để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam?
Thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam sẽ được kiểm tra, thử nghiệm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 60 Nghị định 05/2021/NĐ-CP quy định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam thực hiện các công việc kiểm tra, thử nghiệm cần thiết, quyết định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không theo Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 05/2021/NĐ-CP. Công việc kiểm tra, thử nghiệm bao gồm các công việc sau:
- Xác định tính hiệu lực và phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, môi trường được nhà sản xuất áp dụng để chế tạo sản phẩm;
- Kiểm tra thực tế sản phẩm; kiểm tra kết quả nghiệm thu;
- Thẩm định các chỉ tiêu, thông số, giới hạn, tính năng kỹ thuật cần thiết chứng minh việc đáp ứng hoặc phù hợp của sản phẩm, với các yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng; bao gồm cả thông tin về vật liệu và quy trình, phương pháp chế tạo, lắp ráp sản phẩm;
- Kiểm tra kết quả kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng; trong trường hợp cần thiết, thực hiện hoặc yêu cầu người đề nghị cấp giấy chứng nhận thuê tổ chức độc lập đủ khả năng thực hiện các kiểm tra, thử nghiệm cần thiết để kiểm chứng việc tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
- Kiểm tra kết quả khai thác thử.
Như vậy thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không được sản xuất, lắp ráp, cải tiến tại Việt Nam sẽ được kiểm tra, thử nghiệm 5 nội dung trên.
An toàn hoạt động tại sân bay được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 63 Nghị định 05/2021/NĐ-CP quy định an toàn hoạt động tại sân bay như sau:
- Các hoạt động của tàu bay, phương tiện, thiết bị, người, đồ vật tại sân bay phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn hàng không, bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
- Phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường.
Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường của phương tiện hoạt động trong khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay.
Như vậy, hoạt động của tàu bay, phương tiện, thiết bị, người, đồ vật tại sân bay phải tuân thủ các quy định an toàn hoạt động tại sân bay.
Nghị định 20/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 4 năm 2024.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương tiện chuyên ngành hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?