Hồ sơ chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội, từ ngày 26/11/2024 theo Nghị định 126 gồm những gì?
Hồ sơ chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội, từ ngày 26/11/2024 theo Nghị định 126 gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội, gồm:
(1) Đơn đề nghị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội (bản chính); trong đó nêu rõ lý do, sự cần thiết và phù hợp quy định của pháp luật;
(2) Đề án chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội đã được ban chấp hành hội thông qua (bản chính), trong đề án gồm có: phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động, hội viên; phân định chức năng, quyền hạn, lĩnh vực hoạt động; trách nhiệm, nghĩa vụ phải thực hiện; danh sách ban chấp hành và ban kiểm tra của hội mới;
(3) Nghị quyết của ban chấp hành hội về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội (bản chính);
(4) Dự thảo điều lệ hội khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội (bản chính);
(5) Sơ yếu lý lịch cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp số 1 (bản chính) không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ của nhân sự dự kiến là chủ tịch của hội mới; nhân sự tham gia ban chấp hành của hội mới nếu thuộc diện quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ hoặc là cán bộ, công chức, viên chức thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền (trong trường hợp này nhân sự dự kiến là chủ tịch của hội mới không phải cung cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1);
(6) Văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp nơi dự kiến đặt trụ sở chính của hội mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội (bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu).
Lưu ý: Tùy theo yêu cầu và khả năng hoạt động của hội, ban chấp hành hội đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP cho phép chia, tách, sáp nhập, hợp nhất. Việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội được thực hiện theo quy định tại Nghị định này, pháp luật có liên quan và đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2024/NĐ-CP.
Hồ sơ chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội, từ ngày 26/11/2024 theo Nghị định 126 gồm những gì? (Hình ảnh Internet)
Thủ tục chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội được thực hiện ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 32 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về thủ tục chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội thực hiện như sau:
- Hội thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất gửi 01 bộ hồ sơ theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 126/2024/NĐ-CP đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP và cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực chính hội hoạt động;
- Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP xem xét, quyết định cho phép việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất hội;
- Các hội được chia, được sáp nhập, hợp nhất (trừ trường hợp tách hội) chấm dứt tồn tại sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP cho phép chia, sáp nhập, hợp nhất hội. Các quyền và nghĩa vụ của hội chia, sáp nhập, hợp nhất được chuyển giao cho các hội mới. Đối với trường hợp tách hội, thì hội tách và hội mới do tách hội phải cùng nhau chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của hội trước khi tách.
Quyền của hội như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về quyền của hội như sau:
(1) Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.
(2) Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của hội. Được cung cấp thông tin, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
(3) Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của hội.
(4) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên và cộng đồng phù hợp với tôn chỉ, mục đích của hội.
(5) Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của hội.
(6) Phổ biến, bồi dưỡng kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết cho hội viên theo quy định của pháp luật.
(7) Tham gia các chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động tư vấn, phản biện chính sách theo đề nghị của cơ quan nhà nước; tham gia cung cấp dịch vụ công, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
(8) Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 126/2024/NĐ-CP và có thể đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài.
(9) Thành lập và quản lý chặt chẽ tổ chức thuộc hội theo quy định của pháp luật và điều lệ hội phù hợp với tôn chỉ, mục đích và lĩnh vực hoạt động của hội.
(10) Được tham gia ý kiến trong xây dựng cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và lĩnh vực hoạt động của hội. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động. Được tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ khác liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
(11) Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của hội.
(12) Thu hội phí của hội viên và hoạt động tạo nguồn thu từ kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
(13) Được tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài trợ, viện trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, gắn với tôn chỉ, mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của hội.
(14) Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao (nếu có).
(15) Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của cấp có thẩm quyền và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
(16) Khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật và điều lệ hội.
(17) Hòa giải tranh chấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội.
(18) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 126/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/11/2024.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?