Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu gồm những gì?
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu gồm những gì?
- Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu được quy định thế nào?
- Người nhập khẩu và cơ quan kiểm tra phải chịu trách nhiệm như thế nào đối với chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô nhập khẩu?
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 60/2023/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu như sau:
- Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu.
- Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu.
- Bản chính Giấy chứng nhận xuất xưởng cấp cho từng xe ô tô.
- Giấy chứng nhận kiểu loại VTA.
- Tài liệu COP cấp cho nhà sản xuất ô tô.
- Tài liệu xuất xứ C/O.
- Bản giải mã số VIN của nhà sản xuất xe.
- Hóa đơn thương mại kèm danh mục hàng hóa.
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ giấy hoặc số, ngày, tháng, năm của tờ khai hàng hóa nhập khẩu đối với hồ sơ điện tử.
Lưu ý: các giấy tờ nêu trên là bản sao có xác nhận của người nhập khẩu xe, trừ bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu, bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu, Giấy chứng nhận xuất xưởng cấp cho từng xe ô tô.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu gồm những gì? (Hình từ internet)
Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu được quy định thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 60/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc phát hành Giấy chứng nhận
1. Đối với hồ sơ điện tử: Phát hành bản giấy của Giấy chứng nhận khi cơ quan có liên quan chưa thực hiện việc kết nối sử dụng dữ liệu điện tử với cơ quan kiểm tra.
2. Đối với hồ sơ giấy, các liên của Giấy chứng nhận được phát hành gồm: liên lưu, liên sử dụng để giải quyết thủ tục hải quan, liên sử dụng để thu lệ phí trước bạ và đăng ký xe.
3. Giấy chứng nhận (bản điện tử hoặc bản giấy) được sử dụng vào các mục đích: Giải quyết thủ tục hải quan; thu lệ phí trước bạ; đăng ký xe; kiểm định lưu hành lần đầu hoặc để giải quyết các thủ tục khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, theo nguyên tắc thì việc phát hành Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu phải tuân thủ các quy định sau:
- .Đối với hồ sơ điện tử:
+ Phát hành bản giấy của Giấy chứng nhận khi cơ quan có liên quan chưa thực hiện việc kết nối sử dụng dữ liệu điện tử với cơ quan kiểm tra.
- Đối với hồ sơ giấy, các liên của Giấy chứng nhận được phát hành gồm: liên lưu, liên sử dụng để giải quyết thủ tục hải quan, liên sử dụng để thu lệ phí trước bạ và đăng ký xe.
- Giấy chứng nhận (bản điện tử hoặc bản giấy) được sử dụng vào các mục đích:
+ Giải quyết thủ tục hải quan;
+ Thu lệ phí trước bạ;
+ Đăng ký xe;
+ Kiểm định lưu hành lần đầu hoặc để giải quyết các thủ tục khác khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Người nhập khẩu và cơ quan kiểm tra phải chịu trách nhiệm như thế nào đối với chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô nhập khẩu?
Căn cứ tại Điều 9 và Điều 10 Nghị định 60/2023/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Người nhập khẩu và cơ quan trong việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô nhập khẩu như sau:
(1) Trách nhiệm của người nhập khẩu:
- Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, hợp lệ và hợp pháp của các hồ sơ tài liệu đã cung cấp cho cơ quan kiểm tra.
- Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa do mình nhập khẩu.
- Bảo đảm giữ nguyên trạng ô tô nhập khẩu để cơ quan kiểm tra thực hiện việc kiểm tra.
- Phối hợp với cơ quan kiểm tra trong quá trình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Trường hợp xảy ra sự cố giao dịch điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người nhập khẩu phải thông báo cho cơ quan quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia để phối hợp giải quyết.
- Nộp các khoản phí, lệ phí, giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo bằng văn bản đến cơ quan kiểm tra theo định kỳ hằng năm và ngay sau thời gian kết thúc triệu hồi theo kế hoạch.
(2) Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra:
- Thống nhất phát hành, quản lý Giấy chứng nhận và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, chứng nhận.
- Thực hiện kiểm tra đột xuất lô hàng linh kiện nhập khẩu khi phát hiện hoặc có khiếu nại, tố cáo về chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
- Phối hợp với người nhập khẩu và cơ quan quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia để xử lý sự cố giao dịch điện tử theo quy định.
- Thu các khoản phí, lệ phí, giá dịch vụ liên quan tới việc kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận chất lượng theo quy định của pháp luật.
- Lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ô tô nhập khẩu để báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
Nghị định 60/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 01/10/2023, đối với ô tô thì áp dụng từ 01/8/2025.
Nguyễn Trần Hoàng Quyên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?