Hồ sơ đăng ký thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, hồ sơ đăng ký thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo biểu tương ứng tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT;
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
Như vậy, hồ sơ đăng ký thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu bao gồm những giấy tờ nêu trên.
Cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như:
- Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện;
- Thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến.
Đối với các giấy xác nhận, cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.
Hồ sơ đăng ký thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Bao nhiêu lâu thì nhận được kết quả Hồ sơ đăng ký thẩm định?
Thời gian xử lý hồ sơ được quy định tại Điều 11 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT.
Cụ thể như sau:
Xử lý hồ sơ
1. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Cơ sở, Cơ quan thẩm định phải thẩm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
2. Cơ quan thẩm định thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại Cơ sở nhưng không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Như vậy, thời gian nhận được kết quả Hồ sơ đăng ký thẩm định là trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Có mấy hình thức thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu?
Theo Điều 12 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, có 02 hình thức thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với thủy sản xuất khẩu:
- Thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bổ sung Danh sách xuất khẩu;
- Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm.
Cụ thể về các hình thức thẩm định như sau:
(1) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bổ sung Danh sách xuất khẩu áp dụng đối với các cơ sở:
- Cơ sở không thuộc các cơ sở sau:
+ Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
+ Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
+ Sơ chế nhỏ lẻ;
+ Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
+ Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
+ Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
+ Nhà hàng trong khách sạn;
+ Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
+ Kinh doanh thức ăn đường phố;
+ Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
- Cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP;
- Cơ sở có Giấy chứng nhận ATTP nhưng còn hiệu lực ít hơn 06 tháng;
- Cơ sở có thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận ATTP do có thay đổi hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở.
(2) Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm áp dụng đối với cơ sở đã có tên trong Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp:
- Cơ sở bổ sung thị trường xuất khẩu có yêu cầu phải lập danh sách; sửa chữa, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP;
- Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT, bao gồm:
+ Cơ sở không thuộc khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP;
+ Cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP;
+ Cơ sở có Giấy chứng nhận ATTP nhưng còn hiệu lực ít hơn 06 tháng;
+ Cơ sở có thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận ATTP do có thay đổi hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở.
Như vậy, các hình thức thẩm định được xác định theo nội dung nêu trên.
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?