Hồ sơ giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được gồm những nội dung nào theo quy định mới nhất?
Giám định tư pháp được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sủa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020), theo đó quy định như sau:
"Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này."
Quy định của pháp luật về hồ sơ giám định tư pháp?
Căn cứ Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012, khoản 19 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 theo đó quy định về hồ sơ giám định tư pháp như sau:
"Điều 33. Hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:
a) Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
b) Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
d) Bản ảnh giám định (nếu có);
đ) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
e) Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
g) Kết luận giám định tư pháp.
2. Hồ sơ giám định tư pháp phải được lập theo mẫu thống nhất.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quy định chi tiết về mẫu, thành phần hồ sơ từng loại việc giám định và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Tổ chức được trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp do người giám định thuộc tổ chức mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình.
Người thực hiện giám định có trách nhiệm bàn giao hồ sơ giám định tư pháp cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình.
4. Hồ sơ giám định tư pháp được xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự."
Hồ sơ giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được quy định ra sao trong thời gian sắp tới?
Hồ sơ giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 17 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN theo đó quy định về hồ sơ giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ như sau:
"Điều 17. Hồ sơ giám định tư pháp
1. Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Giám định tư pháp.
2. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
3. Hồ sơ giám định tư pháp của người thực hiện giám định được bàn giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý trực tiếp.
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy chế công tác lưu trữ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan, đơn vị, tổ chức tại địa phương nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ."
Các trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp?
Căn cứ Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012 theo đó những trường hợp không được thực hiện giám định tư pháp bao gồm:
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
+ Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
+ Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
+ Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
+ Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
Thông tư 03/2022/TT-BKHCN chính thức có hiệu lực từ ngày 15/6/2022.
Đặng Anh Duy
- Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012
- Điều 17 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN
- khoản 19 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020
- Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012
- khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020
- khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012
- Điều 17 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN
- khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020
- khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giám định tư pháp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?