Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước ASEAN bao gồm những thành phần gì?
- Thành phần hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác bao gồm những gì?
- Người khai hải quan hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác có trách nhiệm như thế nào?
- Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trong trường hợp thủ tục quá cảnh hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác được thực hiện tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu là gì?
Thành phần hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định thành phần hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác bao gồm:
- Tờ khai quá cảnh hải quan theo các chỉ tiêu thông tin do Bộ Tài chính ban hành.
- Giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương trong trường hợp pháp luật của các nước thành viên ASEAN trong hành trình quá cảnh quy định phải có giấy phép quá cảnh hàng hóa hoặc chứng từ tương đương: 01 bản chụp.
-Thư bảo lãnh hoặc chứng từ đặt cọc tiền thuế: 01 bản chính. Đối với bảo lãnh nhiều hành trình, người khai hải quan nộp bản chính khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan lần đầu có sử dụng bảo lãnh đó.
- Tờ khai xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu: 01 bản chụp.
Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước ASEAN bao gồm những thành phần gì? (Hình từ Internet)
Người khai hải quan hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Ngoài nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy đinh người khai hải quan thực hiện các trách nhiệm sau:
- Khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan quá cảnh và gửi kèm các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan khi đăng ký tờ khai quá cảnh hải quan thông qua Hệ thống ACTS. Trường hợp Hệ thống ACTS chưa có chức năng đính kèm chứng từ thuộc hồ sơ hải quan thì người khai hải quan nộp bản giấy cho cơ quan hải quan.
- Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan thực hiện niêm phong hoặc lập biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được.
- Xuất trình hồ sơ, hàng hóa để kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
- Khai bổ sung tờ khai quá cảnh hải quan.
- Trường hợp xảy ra bất thường trong hành trình quá cảnh theo quy định tại khoản 15 Điều 3 Nghị định 46/2020/NĐ-CP, người khai hải quan áp dụng các biện pháp cần thiết để hạn chế ngăn ngừa thiệt hại xảy ra và thông báo cho cơ quan hải quan theo số điện thoại đường dây nóng trên Cổng thông tin điện tử hải quan.
- Trường hợp không thể thông báo ngay với cơ quan hải quan thì tùy theo địa bàn thích hợp, người khai hải quan thông báo ngay với chính quyền địa phương hoặc cơ quan công an hoặc bộ đội biên phòng nơi bất thường xảy ra để thực hiện xác nhận bất thường theo tình hình thực tế, ký tên, đóng dấu trên TAD và thông báo cho cơ quan hải quan để xử lý theo quy định.
Trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất trong trường hợp thủ tục quá cảnh hàng hóa xuất phát từ Việt Nam quá cảnh qua các nước thành viên ASEAN khác được thực hiện tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 46/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Chi cục hải quan cửa khẩu xuất như sau:
- Kiểm tra, đối chiếu thông tin trên TAD do người khai hải quan xuất trình với thông tin tờ khai quá cảnh hải quan trên Hệ thống ACTS.
- Kiểm tra nguyên trạng hàng hóa; kiểm tra niêm phong hải quan hoặc niêm phong đặc biệt đối với trường hợp hàng hóa quá cảnh của doanh nghiệp quá cảnh được ưu tiên:
+ Trường hợp kết quả kiểm tra không phát hiện có dấu hiệu vi phạm thì Chi cục hải quan quá cảnh phê duyệt hàng hóa được tiếp tục hành trình quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.
+ Trường hợp kết quả kiểm tra phát hiện có dấu hiệu vi phạm về niêm phong, hàng hóa không còn nguyên trạng thì Chi cục hải quan quá cảnh thực hiện lập biên bản xác nhận tình trạng hàng hóa và thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa, ghi nhận kết quả kiểm tra thông qua Hệ thống ACTS.
+ Chi cục trưởng Chi cục hải quan quá cảnh căn cứ mức độ vi phạm để xem xét, quyết định việc cho phép tiếp tục hành trình quá cảnh hoặc dừng làm thủ tục quá cảnh thông qua Hệ thống ACTS.
+ Trường hợp cho phép tiếp tục hành trình quá cảnh thì thực hiện niêm phong hoặc lập biên bản chứng nhận đối với trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được; cập nhật số niêm phong mới hoặc ghi nhận thông tin trên biên bản chứng nhận thông qua Hệ thống ACTS đồng thời các thông tin này ghi nhận trên TAD.
+ Trường hợp dừng làm thủ tục hải quan, thông báo cho Chi cục hải quan điểm đi để thực hiện hủy tờ khai theo quy định tại Điều 11 Nghị định 46/2020/NĐ-CP và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện tiếp các thủ tục xuất khẩu theo quy định.
- Xác nhận hàng hóa đã qua biên giới thông qua Hệ thống ACTS.
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hồ sơ hải quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên cuối năm của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã là gì?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Nghị quyết 18-NQ/TW đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị? Toàn văn Nghị quyết 18-NQ/TW khóa XII ở đâu?
- Đăng ký cư trú cho người chưa thành niên theo Nghị định 154/2024 thế nào? Giấy tờ nào dùng để chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú?
- Trước ngày 15 12 đối tượng nào phải nộp hồ sơ khai thuế khoán? Khi nào cơ quan thuế phát Tờ khai thuế?