Hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 thế nào?
Hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 62/2024/TT-BTC hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP và điều chỉnh trợ cấp cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 73/2024/NĐ-CP của các bộ, cơ quan Trung ương:
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2024 (nếu có).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 62/2024/TT-BTC.
- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 tăng thêm so với dự toán năm 2023 được cấp có thẩm quyền giao.
(2) Nguồn kinh phí thực hiện Nghị định 73/2024/NĐ-CP và Nghị định 75/2024/NĐ-CP của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao.
- Sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể các khoản chi tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ) dự toán năm 2024 tăng thêm so với dự toán năm 2023 đã được cấp có thẩm quyền giao.
- Sử dụng nguồn 70% tăng thu ngân sách địa phương thực hiện năm 2023 và 50% tăng thu ngân sách địa phương dự toán năm 2024 so dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao (loại trừ một số khoản theo quy định tại khoản 2 điều 3 Nghị quyết 34/2021/QH15, các Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2024, Quyết định 1602/QĐ-TTg năm 2023.
- Sử dụng 50% phần ngân sách nhà nước giảm chi hỗ trợ hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực hành chính (do thực hiện tinh giản biên chế và đổi mới, sắp xếp lại bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả) và các đơn vị sự nghiệp công lập (do thực hiện đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập).
- Sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2024 sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Riêng đối với số thu từ việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, y tế dự phòng và dịch vụ y tế khác của cơ sở y tế công lập sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí. Phạm vi trích số thu được để lại thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 62/2024/TT-BTC.
- Sử dụng nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2023 chưa sử dụng hết chuyển sang (nếu có).
Hướng dẫn xác định nguồn kinh phí thực hiện mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 2024 thế nào? (Hình từ internet)
Lương cơ sở theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về lương cơ sở như sau:
- Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
+ Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP;
+ Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
+ Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
- Đối với các cơ quan, đơn vị đang được áp dụng các cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù ở trung ương:
Thực hiện bảo lưu phần chênh lệch giữa tiền lương và thu nhập tăng thêm tháng 6 năm 2024 của cán bộ, công chức, viên chức với tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 sau khi sửa đổi hoặc bãi bỏ cơ chế tài chính và thu nhập đặc thù.
Trong thời gian chưa sửa đổi hoặc bãi bỏ các cơ chế này thì thực hiện mức tiền lương và thu nhập tăng thêm hằng tháng tính theo mức lương cơ sở 2.340.000 đồng/tháng theo cơ chế đặc thù từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 bảo đảm không vượt quá mức tiền lương và thu nhập tăng thêm được hưởng tháng 6 năm 2024 (không bao gồm phần tiền lương và thu nhập tăng thêm do điều chỉnh hệ số tiền lương ngạch, bậc khi nâng ngạch, nâng bậc).
Trường hợp tính theo nguyên tắc trên, nếu mức tiền lương và thu nhập tăng thêm từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 theo cơ chế đặc thù thấp hơn mức tiền lương theo quy định chung thì thực hiện chế độ tiền lương theo quy định chung.
- Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở sau khi báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định về chế độ tiền thưởng như sau:
(1) Thực hiện chế độ tiền thưởng trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
(2) Chế độ tiền thưởng quy định tại khoản 1 Điều này được dùng để thưởng đột xuất theo thành tích công tác và thưởng định kỳ hằng năm theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị.
Người đứng đầu đơn vị lực lượng vũ trang theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an; người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý hoặc được phân cấp thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm xây dựng Quy chế cụ thể để thực hiện chế độ tiền thưởng áp dụng đối với các đối tượng trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị; gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, kiểm tra và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị.
(3) Quy chế tiền thưởng của cơ quan, đơn vị quy định tại (2) phải bao gồm những nội dung sau:
- Phạm vi và đối tượng áp dụng;
- Tiêu chí thưởng theo thành tích công tác đột xuất và theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị;
- Mức tiền thưởng cụ thể đối với từng trường hợp, không nhất thiết phải gắn với mức lương theo hệ số lương của từng người;
- Quy trình, thủ tục xét thưởng;
- Các quy định khác theo yêu cầu quản lý của cơ quan, đơn vị (nếu cần thiết).
(4) Quỹ tiền thưởng hằng năm quy định tại Điều này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp) theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc và cấp bậc quân hàm của các đối tượng trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
Đến hết ngày 31 tháng 01 của năm sau liền kề, nếu cơ quan, đơn vị không sử dụng hết quỹ tiền thưởng của năm thì không được chuyển nguồn vào quỹ tiền thưởng của năm sau.
Nguyễn Văn Phước Độ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lương cơ sở có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
- Ngày 9 tháng 11 có phải là Ngày Pháp luật nước Việt Nam không? Ngày Pháp luật tổ chức nhằm tôn vinh những gì?
- Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là ngày bao nhiêu tháng 11? Có tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam không?
- Khuyết tật trí tuệ là gì? Có bao nhiêu mức độ khuyết tật trí tuệ? Việc xác định mức độ khuyết tật như thế nào?
- Mẫu báo cáo kê khai sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê từ ngày 1/1/2025 áp dụng đối với tài sản phục vụ công tác quản lý ra sao?