Hướng đến phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam ngang tầm với các nước phát triển từ năm 2045?
Hướng đến phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam ngang tầm với các nước phát triển từ năm 2045?
Ngày 27/03/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 40/NQ-CP năm 2023 về Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, mục tiêu của Nghị quyết đến năm 2030 được nêu rõ với tại Mục II Điều 1 Nghị quyết 40/NQ-CP năm 2023 cụ thể là như sau:
(1) Mục tiêu đến năm 2030
- Hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về đo đạc và bản đồ.
- Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia đồng bộ, thống nhất trong cả nước trên đất liền, vùng biển và hải đảo Việt Nam, đảm bảo được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các bộ, ngành, địa phương, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng đo đạc bao gồm: mạng lưới tọa độ quốc gia, mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia, mạng lưới độ cao quốc gia, mạng lưới trọng lực quốc gia, mô hình geoid để thiết lập hệ quy chiếu và hệ tọa độ không gian quốc gia thống nhất trên đất liền và trên biển.
- Xây dựng và quản lý hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia đảm bảo tích hợp, chia sẻ dữ liệu không gian địa lý giữa các cơ quan, ban ngành, giữa trung ương với địa phương phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; tham gia, kết nối vào mạng lưới hạ tầng dữ liệu không gian địa lý khu vực. Đảm bảo 100% dữ liệu không gian địa lý kết nối, chia sẻ trên toàn quốc phục vụ cung cấp thông tin, dịch vụ công cho tổ chức, cá nhân.
(2) Tầm nhìn đến năm 2045
- Phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam trở thành ngành điều tra cơ bản hiện đại, ngang tầm với các nước phát triển, phấn đấu làm chủ 80% các công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đảm bảo tạo dựng, duy trì, nâng cao giá trị thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, đáp ứng yêu cầu về dữ liệu không gian địa lý của toàn xã hội, phục vụ các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; tham gia, kết nối vào mạng lưới hạ tầng dữ liệu không gian địa lý toàn cầu.
Như vậy chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia vừa được Thủ tướng ban hành có tầm nhìn đến năm 2045 sẽ đạt được mục tiêu phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam trở thành ngành điều tra cơ bản hiện đại, ngang tầm với các nước phát triển, phấn đấu làm chủ 80% các công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Đồng thời phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đảm bảo tạo dựng, duy trì, nâng cao giá trị thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, đáp ứng yêu cầu về dữ liệu không gian địa lý của toàn xã hội, phục vụ các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số; tham gia, kết nối vào mạng lưới hạ tầng dữ liệu không gian địa lý toàn cầu.
Hướng đến phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam ngang tầm với các nước phát triển từ năm 2045?
Quan điểm của Chính phủ về Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam là gì?
Căn cứ Mục I Điều 1 Nghị quyết 40/NQ-CP năm 2023 quan điểm của Chính phủ về Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 bao gồm:
- Phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phục vụ cộng đồng, nâng cao dân trí và hội nhập quốc tế.
- Phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia làm nền tảng quan trọng và cơ bản, cung cấp dịch vụ dữ liệu không gian địa lý cho các ngành, lĩnh vực đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phục vụ chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chí nh phủ số, nền kinh tế số, xã h ội số và đô thị thông minh.
- Ưu tiên đầu tư cho các nhiệm vụ đo đạc và bản đồ phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn; khắc phục sự cố môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đảm bảo quốc phòng, an ninh; nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ theo hướng tiên tiến, hiện đại.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đo đạc và bản đồ; tiếp cận để khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ; cung cấp dữ liệu mở và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ cao, tiên tiến; đẩy mạnh đào tạo, thu hút tài năng trẻ, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ; tăng cường hợp tác quốc tế về đo đạc và bản đồ.
Đẩy mạnh vốn xã hội hóa để phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Mục V Điều 1 Nghị quyết 40/NQ-CP năm 2023, nguồn vốn thực hiện cho Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, được Chính phủ chỉ rõ như sau;
- Huy động nguồn vốn
+ Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên) theo quy định hiện hành.
+ Lồng ghép trong các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, đề án khác; nguồn vốn vay, viện trợ ngoài nước.
+ Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực đo đạc và bản đồ
+ Ngân sách nhà nước ưu tiên đầu tư cho phát triển công nghệ và hạ tầng kỹ thuật, sản phẩm đo đạc và bản đồ, đảm bảo quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia.
+ Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại vào các hoạt động đo đạc, bản đồ và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia theo quy định của pháp luật.
Trần Thị Nguyệt Mai
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động đo đạc và bản đồ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?