Khi sử dụng tác phẩm điện ảnh đã công bố có phải xin phép và trả tiền bản quyền, xuất xứ của tác phẩm hay không?

Cho tôi hỏi, khi sử dụng tác phẩm điện ảnh đã công bố có phải xin phép và trả tiền bản quyền, xuất xứ của tác phẩm hay không? - Anh Kỳ (Bến Tre)

Tác phẩm điện ảnh là gì?

Định nghĩa tại khoản 1 Điều 12 Nghị đinh 22/2018/NĐ-CP, tác phẩm điện ảnh là tác phẩm được thể hiện bằng hình ảnh động kết hợp hoặc không kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2018/TT-BVHTTDL), tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Điện ảnh, bao gồm:

- Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại phim khác;

- Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim;

- Phim video là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật video, được ghi trên băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị video;

- Phim kỹ thuật số là phim được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số được ghi lại dưới dạng các tập dữ liệu tin học lưu trong đĩa số, ổ cứng, băng từ và các vật liệu lưu trữ thông tin số khác để phát thông qua thiết bị kỹ thuật số;

- Phim truyền hình là phim video, phim kỹ thuật số để phát trên sóng truyền hình;

- Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim video, phim kỹ thuật số hoặc được in sang từ phim nhựa.

Khi sử dụng tác phẩm điện ảnh đã công bố có phải xin phép và trả tiền bản quyền, xuất xứ của tác phẩm hay không? (Hình ảnh từ Internet)

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao?

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm được liệt kê tại khoản 1 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022):

- Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng. Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;

- Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng;

Trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Việc sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Khi sử dụng tác phẩm điện ảnh đã công bố có phải xin phép và trả tiền bản quyền, xuất xứ của tác phẩm hay không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022), việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh.

Như vậy, khi sử dụng tác phẩm điện ảnh theo quy định điểm a khoản 1 Điều 1 Thông tư 28/2014/TT-BVHTTDL (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 26/2018/TT-BVHTTDL) phải xin phép và phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tác phẩm điện ảnh

Ngô Thị Hoàn

Tác phẩm điện ảnh
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tác phẩm điện ảnh có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tác phẩm điện ảnh
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghệ sĩ sáng tác nhạc cho tác phẩm điện ảnh có được nêu tên trên tác phẩm điện ảnh khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng không?
Pháp luật
Phim có phải tác phẩm điện ảnh không? Tổ chức đầu tư tài chính để sản xuất tác phẩm điện ảnh có được quyền đặt tên cho tác phẩm điện ảnh đó không?
Pháp luật
Diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh dành cho trẻ em được quy định như thế nào?
Pháp luật
Diễn viên sử dụng thuốc lá ca ngợi tổ chức thành công từ sản xuất kinh doanh thuốc lá thì có được không?
Pháp luật
Quyền nhân thân đối với tác phẩm điện ảnh bao gồm những quyền nào? Có được bảo hộ vô thời hạn không?
Pháp luật
Diễn viên có được sử dụng thuốc lá để khắc họa hình tượng nhân vật lịch sử có thật trong tác phẩm điện ảnh không?
Pháp luật
Đối tượng nào được phép nhập khẩu tác phẩm điện ảnh vào Việt Nam? Thẩm quyền phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu?
Khi sử dụng tác phẩm điện ảnh đã công bố có phải xin phép và trả tiền bản quyền, xuất xứ của tác phẩm hay không?
Khi sử dụng tác phẩm điện ảnh đã công bố có phải xin phép và trả tiền bản quyền, xuất xứ của tác phẩm hay không?
Pháp luật
Nhuận bút đối với tác phẩm điện ảnh là phim truyện được trả cho những người sáng tạo ra phim truyện như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn thực hiện quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh theo quy định mới nhất như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào