Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra trong quản lý giá như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra trong quản lý giá
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không nhận quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá khi được cơ quan có thẩm quyền giao, gửi theo quy định;
b) Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không cung cấp hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại địa điểm kiểm tra;
d) Cung cấp không đầy đủ, chính xác về thông tin, tài liệu, theo yêu cầu của cơ quan hoặc người có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra tại địa điểm kiểm tra;
đ) Không ký biên bản kiểm tra, thanh tra trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập hoặc ngày công bố công khai biên bản.
Như vậy, từ ngày 12/7/2024, hành vi không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân.
Ngoài ra, mức phạt tiền đối với tổ chức có hành vi không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá bị phạt tiền gấp 02 lần so với mức phạt tiền của cá nhân (khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP). Cụ thể, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định đối với trường hợp tái phạm các hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra trong quản lý giá như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra trong quản lý giá
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tái phạm các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với với trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định về chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra trong quản lý giá bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra giá, tổ chức, cá nhân từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình ảnh Internet)
Thanh tra, kiểm tra giá phải tuân thủ nguyên tắc thế nào? Mục đích của thanh tra, kiểm tra ra sao?
Căn cứ Điều 68 Luật Giá 2023 quy định thanh tra, kiểm tra giá phải tuân thủ nguyên tắc như sau:
(1) Công tác thanh tra phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại pháp luật về thanh tra.
(2) Công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
- Thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm;
- Không trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị;
- Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
- Hạn chế cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng được kiểm tra.
Ngoài ra, căn cứ điều 67 Luật Giá 2023 quy định về mục đích của thanh tra, kiểm tra như sau:
Mục đích của thanh tra, kiểm tra
1. Mục đích của thanh tra về giá, thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Mục đích của kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá nhằm góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đem lại tác động tích cực trong công tác quản lý điều hành giá, thẩm định giá; nắm bắt tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá; phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá.
Như vậy, mục đích của thanh tra về giá, thẩm định giá là thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra để đảm bảo tính kỷ luật, kỷ cương trong công tác quản lý điều hành giá, thẩm định giá. Ngoài ra, qua kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá cũng đóng vai trò phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giá.
Thời hạn thanh tra, kiểm tra giá trong bao lâu?
Căn cứ điều 69 Luật Giá 2023 quy định về thời hạn thanh tra, kiểm tra như sau:
Thời hạn thanh tra, kiểm tra
1. Thời hạn thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày và được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày. Biên bản kiểm tra phải được lập trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.
Như vậy, thời hạn thanh tra giá thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra, thời hạn kiểm tra giá được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày và được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra.
Lưu ý:
Trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày.
Biên bản kiểm tra phải được lập trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quản lý giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa môn Địa lý thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 (HSA) có đáp án thế nào?
- Mẫu Điều lệ hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Tải về mẫu Điều lệ hội mới nhất theo Nghị định 126?
- Việc khám nơi cất giấu tài liệu liên quan đến hành vi trốn thuế được tiến hành khi nào? Quyết định bởi ai?
- Giải pháp ngăn chặn phòng chống gian lận bán hóa đơn trái phép theo yêu cầu mới nhất Tổng Cục thuế?
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho cá nhân đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao?