Không cung cấp, công bố thông tin về phát hành trái phiếu bảo vệ môi trường sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Vi phạm các quy định về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường?
- Vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường?
- Biện pháp khắc phục hậu quả dành cho hành vi vi phạm các quy định về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường?
Vi phạm các quy định về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường?
Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường cụ thể như sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không lập báo cáo, báo cáo không đúng, không đầy đủ hoặc không gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
(2) Hành vi vi phạm hành chính về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thu thập, lưu giữ và quản lý thông tin môi trường theo quy định;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường theo quy định;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi chỉnh sửa làm sai khác thông tin dữ liệu, tẩy xóa dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường.
(3) Hành vi vi phạm hành chính về công khai thông tin môi trường thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công khai dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không đúng, không đầy đủ theo quy định; không cung cấp, cập nhật thông tin môi trường của mình vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và cấp tỉnh theo quy định;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không công khai thông tin, dữ liệu về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 10; điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 11; điểm h khoản 1 Điều 31; khoản 1 Điều 32; khoản 1 Điều 33; điểm b khoản 1 Điều 40; khoản 1 Điều 53; khoản 1 Điều 54 Nghị định này;
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công khai kết quả quan trắc chất thải của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gian dối khi cung cấp thông tin môi trường trong trường hợp phải công khai thông tin cho cộng đồng theo quy định.
(4) Hành vi vi phạm hành chính về cung cấp thông tin môi trường thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, dữ liệu về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; báo cáo số liệu kết quả quan trắc nước thải, khí thải, chất thải khác không đúng với thực tế ô nhiễm của dự án, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
(5) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, công bố thông tin theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, pháp luật về bảo vệ môi trường.
Quy định về vi phạm các quy định về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường và bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường?
Vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường?
Tại Điều 44 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể như sau:
(1) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Gây cản trở việc khai thác, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường;
- Trồng cây làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
(2) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi dịch chuyển trái phép các thiết bị, máy móc quan trắc môi trường.
(3) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến hành lang an toàn kỹ thuật của công trình bảo vệ môi trường.
(4) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
Theo đó, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp, công bố thông tin theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, pháp luật về bảo vệ môi trường và gây cản trở việc khai thác, sử dụng các công trình bảo vệ môi trường sẽ bị phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Biện pháp khắc phục hậu quả dành cho hành vi vi phạm các quy định về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường?
Tại khoản 6 Điều 43 và khoản 5 Điều 44 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
* Biện pháp khắc phục hậu quả dành cho hành vi vi phạm các quy định về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường; cung cấp, công khai thông tin về môi trường; báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
- Buộc phải công khai thông tin đối với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 3 Điều này;
- Buộc phải cung cấp, công bố thông tin đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, khoản 5 Điều này;
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này.
* Biện pháp khắc phục hậu quả dành cho hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ, sử dụng công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điều này.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP).
Như vậy, không cung cấp, công bố thông tin về phát hành trái phiếu bảo vệ môi trường sẽ bị phạt đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Nguyễn Khánh Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo vệ môi trường có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?