Kinh doanh môn Dù lượn và Diều bay cần thực hiện thủ tục thể nào để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao?
- Kinh doanh môn Dù lượn và Diều bay cần thực hiện thủ tục thể nào để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Dù lượn và Diều bay gồm những gì?
- Kinh doanh hoạt động thể thao môn Dù lượn và Diều bay cần đáp ứng điều kiện gì?
Kinh doanh môn Dù lượn và Diều bay cần thực hiện thủ tục thể nào để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao?
Ngày 28 tháng 3 năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 775/QĐ-BVHTTDL công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thể dục thể thao thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo Mục 13 Phần II Quyết định 775/QĐ-BVHTTDL quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Dù lượn và Diều bay thực hiện theo trình tự, cách thức sau:
- Doanh nghiệp gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc nộp trực tiếp đến Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng ký địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao hoặc nơi doanh nghiệp có trụ sở chính trường hợp doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh hoạt động thể thao.
- Cơ quan chuyên môn về thể dục, thể thao thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là cơ quan cấp Giấy chứng nhận) cấp cho doanh nghiệp giấy tiếp nhận hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy chứng nhận thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần sửa đổi, bổ sung đến doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Như vậy, tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Dù lượn và Diều bay cần thực hiện thủ tục hành chính theo trình tự, cách thức trên để được xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
Kinh doanh môn Dù lượn và Diều bay cần thực hiện thủ tục thể nào để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Dù lượn và Diều bay gồm những gì?
Căn cứ tại Mục 13 Phần II Quyết định 775/QĐ-BVHTTDL thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Dù lượn và Diều bay gồm có những thành phần như sau:
- Đơn đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao (theo mẫu số 02 Phụ lục III Nghị định 31/2024/NĐ-CP)
Tải về Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao 2024.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh (theo Mẫu số 3 Phụ lục Nghị định 36/2019/NĐ-CP)
Tải về Bản tóm tắt tình hình chuẩn bị các điều kiện kinh doanh
Kinh doanh hoạt động thể thao môn Dù lượn và Diều bay cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Quyết định 775/QĐ-BVHTTDL nêu rõ yêu cầu, điều kiện đối với tổ chức đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao đối với môn Dù lượn và Diều bay như sau:
(1) Cơ sở vật chất tập luyện, thi đấu và biểu diễn
- Có khu vực xuất phát và khu vực đỗ đáp ứng yêu cầu sau đây:
+ Độ cao chênh lệch giữa khu vực xuất phát cao hơn khu vực đỗ ít nhất là 70 mét;
+ Kích thước khu vực xuất phát:
++ Đối với môn Dù lượn ít nhất là: 15 mét chiều ngang và 10 mét chiều dọc;
++ Đối với môn Diều bay ít nhất là: 10 mét chiều ngang và 10 mét chiều dọc.
+ Kích thước khu vực đỗ:
++ Đối với môn Dù lượn ít nhất là: 30 mét chiều ngang và 30 mét chiều dọc;
++ Đối với môn Diều bay ít nhất là: 15 mét chiều ngang và 60 mét chiều dọc.
- Điều kiện gió phù hợp để cất cánh:
+ Đối với dù lượn cấp độ thấp (cấp độ EN A, EN B) là 0-5,5 m/s;
+ Đối với dù lượn cấp độ cao, dù lượn thi đấu là từ 0-8,8 m/s;
+ Đối với diều bay không có động cơ là từ 6,6-8,8 m/s;
+ Đối với diều bay có động cơ là từ 0-8,8 m/s.
- Có các bảng nội quy, bảng chỉ dẫn được đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực xuất phát và khu vực đỗ đối với các nội dung sau đây:
+ Bảng nội quy quy định về: Giờ tập luyện, đối tượng được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; đối tượng không được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; trang phục tập luyện, thi đấu, biểu diễn; biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện, thi đấu và các quy định khác;
+ Bảng chỉ dẫn quy định về: Bản đồ khu vực bay, giới hạn khu vực bay, các quy định về khu vực bay, số điện thoại của người có trách nhiệm quản lý bay, tần số bộ đàm và cách thức liên lạc khi cần thiết.
- Kế hoạch an toàn, tìm kiếm và cứu nạn
+ Kế hoạch nêu rõ các biện pháp bảo đảm an toàn, tìm kiếm và cứu nạn trong vùng hoạt động bay thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở và phải thường xuyên kiểm tra, cập nhập kế hoạch bay;
+ Người tham gia hoạt động môn Dù lượn và môn Diều bay phải được phổ biến và hướng dẫn kế hoạch bay để nắm rõ về cách thức liên lạc và trình tự các bước tìm kiếm, cứu nạn.
(2) Trang thiết bị tập luyện, thi đấu và biểu diễn
- Dù chính, dù phụ (đối với môn Dù lượn) và diều, dù phụ (đối với môn Diều bay), đai ngồi, hệ thống dây an toàn, bộ đàm, mũ bảo hiểm, giầy, thiết bị đo độ cao, định vị toàn cầu.
- Phải có phương tiện thông tin, liên lạc đảm bảo yêu cầu liên lạc thông suốt từ bộ phận điều hành đến quản lý bay khu vực, các vùng hoạt động dù lượn và diều bay thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở thể thao và các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Hình thức Dù lượn và Diều bay phải bảo đảm phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa dân tộc.
(3) Tần suất bay và mật độ hướng dẫn
- Khoảng thời gian cất cánh giữa các lượt bay tối thiểu là 90 giây.
- Mật độ hướng dẫn tập luyện:
+ Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn phải bảo đảm:
++ Hướng dẫn không quá 05 người trong một giờ học;
++ Bay kèm không quá 01 người/1 lượt bay.
- Một người tập bay không quá 2 chuyến/một ban bay.
(4) Điều kiện riêng đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm:
- Hộ kinh doanh và các tổ chức khác muốn kinh doanh hoạt động thể thao mạo hiểm phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động thể thao thuộc Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(5) Nhân viên chuyên môn:
- Người hướng dẫn tập luyện thể thao phải đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Là huấn luyện viên hoặc vận động viên có đẳng cấp từ cấp 2 trở lên hoặc tương đương phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
+ Có bằng cấp về chuyên ngành thể dục thể thao từ bậc trung cấp trở lên phù hợp với hoạt động thể thao đăng ký kinh doanh;
+ Được tập huấn chuyên môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Nhân viên cứu hộ;
- Nhân viên y tế thường trực hoặc văn bản thỏa thuận với cơ sở y tế gần nhất về nhân viên y tế để sơ cứu, cấp cứu người tham gia hoạt động thể thao mạo hiểm trong trường hợp cần thiết.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh hoạt động thể thao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?