Làm sao rút tiền tiết kiệm của người thân đã mất? Thủ tục rút tiền tiết kiệm của người thân đã mất thế nào?
Làm sao rút tiền tiết kiệm của người thân đã mất? Thủ tục rút tiền tiết kiệm của người thân đã mất thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định việc rút sổ tiết kiệm của người đã mất tại địa điểm giao dịch được thực hiện như sau:
- Người rút tiền xuất trình Thẻ tiết kiệm và các hồ sơ có liên quan về việc thừa kế sổ tiết kiệm;
- Ngân hàng sẽ hướng dẫn thủ tục chi trả cụ thể, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người rút tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng;
- Ngân hàng thực hiện đối chiếu thông tin lưu tại ngân hàng với thông tin của người gửi tiền, thông tin của người thừa kế, thông tin trên Thẻ tiết kiệm,...
- Sau khi hoàn thành các thủ tục theo quy định, ngân hàng sẽ thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.
Ngoài ra, nếu không muốn rút sổ tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của ngân hàng thì người rút sổ tiết kiệm có thể thực hiện thông qua phương tiện điện tử.
Việc rút sổ tiết kiệm điện tử được quy định tại Điều 19 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:
- Tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử thông qua tài khoản thanh toán của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, về phòng, chống rửa tiền và các quy định của pháp luật có liên quan đảm bảo việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tín dụng phải đảm bảo lưu giữ đầy đủ các thông tin liên quan đến việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử để đáp ứng yêu cầu của người gửi tiền trong việc tra soát, kiểm tra và giải quyết tranh chấp.
Làm sao rút tiền tiết kiệm của người thân đã mất? Thủ tục rút tiền tiết kiệm của người thân đã mất thế nào? (Hình từ Internet)
Tiền gửi tiết kiệm được phân loại theo các hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Hình thức tiền gửi tiết kiệm
1. Hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại theo:
a) Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định;
b) Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.
2. Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.
Như vậy, hình thức tiền gửi tiết kiệm phân loại như sau:
- Thời hạn gửi tiền bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
- Thời hạn gửi tiền cụ thể do tổ chức tín dụng xác định.
- Tiêu chí khác do tổ chức tín dụng xác định.
Chú ý: Tổ chức tín dụng quy định cụ thể về từng hình thức tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng. Quy định về hình thức tiền gửi tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung về phương thức trả lãi, phương pháp tính lãi, kéo dài thời hạn gửi tiền, rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm, các trường hợp người gửi tiền phải thông báo trước việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.
Đồng tiền nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định đồng tiền nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm như sau:
- Đồng tiền nhận tiền gửi tiết kiệm là đồng Việt Nam, ngoại tệ. Tổ chức tín dụng xác định loại ngoại tệ nhận tiền gửi tiết kiệm.
- Đồng tiền chi trả tiền gửi tiết kiệm là loại đồng tiền mà người gửi tiền đã gửi. Việc chi trả đối với ngoại tệ lẻ được thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
- Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người cư trú, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận việc chi trả gốc, lãi vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.
- Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam của công dân Việt Nam là người không cư trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của chính người gửi tiền.
- Đối với tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ của công dân Việt Nam là người cư trú gửi từ tài khoản thanh toán của người gửi tiền, người gửi tiền và tổ chức tín dụng được thỏa thuận chi trả gốc bằng số tiền đã gửi và lãi tương ứng vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của chính người gửi tiền.
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền gửi tiết kiệm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?