Lấy tinh trùng của một người để thụ tinh nhân tạo cho nhiều người được không? Đủ 18 tuổi đã được hiến tinh trùng chưa?
Pháp luật quy định thế nào về việc cho tinh trùng vì mục đích nhân đạo?
Căn cứ vào Nghị định 10/2015/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 28/01/2015 về vấn đề sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Tại Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP quy định về việc cho tinh trùng như sau:
Quy định về việc cho tinh trùng, cho noãn
1. Người cho tinh trùng, cho noãn được khám và làm các xét nghiệm để xác định: Không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau; không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; không bị nhiễm HIV.
2. Tự nguyện cho tinh trùng, cho noãn và chỉ cho tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được cung cấp tên, tuổi, địa chỉ và hình ảnh của người cho tinh trùng.
4. Tinh trùng, noãn của người cho chỉ được sử dụng cho một người, nếu không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác. Trường hợp sinh con thành công thì tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết phải được hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học.
Như vậy, việc hiến tinh trùng trong thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo các quy định nêu trên.
Lấy tinh trùng của một người để thụ tinh nhân tạo cho nhiều người được không? Đủ 18 tuổi đã được hiến tinh trùng chưa? (Hình từ Internet)
Lấy tinh trùng của một người để thụ tinh cho nhiều người bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo quy định về cho tinh trùng tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì tinh trùng của người cho chỉ được sử dụng cho một người trừ trường hợp không sinh con thành công mới sử dụng cho người khác.
Theo đó, việc sử dụng tinh trùng của một người cho nhiều người khác nhau sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Cụ thể tại khoản 3 Điều 42 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có quy định như sau:
Vi phạm quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp tên tuổi, địa chỉ hoặc hình ảnh của người cho tinh trùng, người nhận tinh trùng, nhận phôi;
b) Sử dụng tinh trùng, noãn của một người cho để dùng cho từ hai người trở lên, trừ trường hợp không sinh con thành công;
c) Không hủy hoặc hiến tặng cho cơ sở làm nghiên cứu khoa học đối với tinh trùng, noãn chưa sử dụng hết trong trường hợp sinh con thành công;
d) Không mã hóa tinh trùng, phôi của người cho hoặc mã hóa nhưng không ghi rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc;
đ) Lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không được phép thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm;
e) Không hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người gửi tinh trùng, noãn, phôi bị chết mà cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi nhận được thông báo kèm theo bản sao giấy khai tử hợp pháp từ phía gia đình người gửi, trừ trường hợp vợ hoặc chồng của người đó có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản;
g) Hủy số tinh trùng, noãn, phôi của người gửi tinh trùng, noãn, phôi bị chết mà vợ hoặc chồng của người đó đã có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản;
h) Không hủy tinh trùng, noãn của người gửi trong trường hợp người gửi ly hôn và đề nghị hủy tinh trùng, noãn của chính mình;
i) Không hủy phôi của người gửi trong trường hợp người gửi ly hôn và có sự đồng ý bằng văn bản của cả hai vợ chồng đề nghị hủy phôi của chính họ;
k) Hủy phôi của người gửi trong trường hợp người gửi ly hôn nhưng đã có đơn đề nghị lưu giữ và vẫn duy trì đóng phí lưu giữ, bảo quản;
l) Không thực hiện nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận trong việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi; không sử dụng biện pháp mã hóa các thông tin về người gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi hiến tặng cơ sở lưu giữ tinh trùng, noãn, phôi để cho người khác, trừ trường hợp hiến tặng cho mục đích nghiên cứu khoa học;
m) Tiếp nhận gửi tinh trùng, gửi noãn, gửi phôi ngoài các trường hợp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người có hành vi sử dụng tinh trùng của một người để thụ tinh cho từ hai người trở lên sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Đối với tổ chức vi phạm, căn cứ vào khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì mức phạt nêu trên sẽ được nhân đôi. Cụ thể: Từ 20.000.000 đến 40.000.000 đồng.
Nam từ đủ 18 tuổi đã đủ điều kiện hiến tinh trùng chưa?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác 2006 về quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo như sau:
Quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo
1. Nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo theo quy định của pháp luật.
2. Việc hiến, nhận tinh trùng, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định này thì nam giới muốn hiến tinh trùng cần đáp ứng đủ 02 điều kiện sau:
- Từ đủ 20 tuổi trở lên;
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Do đó, đối với nam từ đủ 18 tuổi vẫn chưa thể thực hiện hiến tinh trùng theo quy định pháp luật.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thụ tinh nhân tạo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công đoàn Việt Nam là tổ chức gì? Thành viên hợp danh của công ty hợp danh được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam không?
- Mục đích của đổi mới công nghệ là gì? 04 mục tiêu của chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia là gì?
- Content về ngày 20 11 sáng tạo, thu hút? Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 thứ mấy, ngày mấy âm lịch?
- Ngày 18 tháng 11 là ngày gì? Ngày 18 tháng 11 là thứ mấy? Ngày 18 tháng 11 có phải ngày nghỉ lễ, tết của người lao động không?
- Mẫu Công văn đề xuất xếp loại chất lượng chi bộ, tập thể lãnh đạo và đảng viên mới nhất là mẫu nào?