Lễ truy điệu là gì? Quy định về lễ truy điệu cấp cao như thế nào? Ai được làm lễ truy điệu cấp cao?
Lễ truy điệu là gì?
>> Xem thêm: Chương trình Quốc tang Tổng Bí thư
>> Trực tiếp Lễ Truy điệu Tổng Bí thư
Lễ truy điệu là một hoạt động tôn giáo hay văn hóa, thường được tổ chức để tưởng nhớ và tri ân người đã qua đời.
Lễ truy điệu được tổ chức với ý nghĩa:
- Diễn tả lại tiểu sử của người mất khi còn sống.
- Thể hiện sự đau xót, buồn thương của người ở lại.
- Cầu mong cho linh hồn người mất
Lễ truy điệu là gì? Quy định về lễ truy điệu cấp cao như thế nào? Ai được làm lễ truy điệu cấp cao? (Hình từ Internet)
Ai được làm lễ truy điệu cấp cao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp cao
1. Cán bộ, công chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước); cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao.
2. Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này mà bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức, Lễ tang tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Theo như quy định trên, chức danh được tổ chức lễ truy điều cấp cao bao gồm:
- Cán bộ, công chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước
- Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên;
- Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên
- Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao.
Quy định về lễ truy điệu cấp cao như thế nào?
(1) Thành phần tham dự lễ truy điệu cấp cao:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định thành phần tham dự lễ truy điệu cấp cao bao gồm:
Ban Tổ chức Lễ tang, đại diện các cơ quan, tổ chức nơi người từ trần đã hoặc đang công tác; địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần và gia đình, người thân.
(2) Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu
Căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu như sau:
Vị trí các đoàn dự Lễ truy điệu (theo hướng nhìn lên lễ đài):
- Gia đình đứng phía bên trái phòng lễ tang;
- Lãnh đạo cơ quan, địa phương đứng phía bên phải phòng lễ tang;
- Các đoàn đại biểu khác đứng theo sắp xếp của Ban Tổ chức Lễ tang.
(3) Chương trình Lễ truy điệu:
Căn cứ theo khoản 3 Điều 43 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định chương trình Lễ truy điệu như sau:
- Đại điện Ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố Lễ truy điệu;
- Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang đọc lời điếu, tuyên bố phút mặc niệm và kết thúc Lễ truy điệu;
- Trong khi tiến hành Lễ truy điệu, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
Phương tiện phục vụ Lễ tang cấp cao như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 86/2016/TT-BQP quy định như sau:
Phương tiện phục vụ Lễ tang
1. Phương tiện phục vụ Lễ tang, gồm: 01 (một) xe chỉ huy; 01 (một) xe Quân kỳ, ảnh, giá Huân chương; 01 (một) xe đơn vị danh dự (nếu đơn vị danh dự 03 lực lượng thì sử dụng 03 xe); 01 (một) xe chở hoa; 01 (một) xe kéo linh cữu (xe linh xa) hoặc xe chở linh cữu; từ 03 (ba) đến 04 (bốn) xe chở người đi đưa tang; 02 (hai) xe Ban Tổ chức Lễ tang.
Sử dụng xe kéo linh cữu đối với các chức danh, cấp bậc quân hàm quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều 9 Thông tư này hy sinh, từ trần tổ chức an táng, hỏa táng, điện táng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; sử dụng xe chở linh cữu đối với các chức danh, cấp bậc quân hàm còn lại quy định tại Điều 9 Thông tư này hy sinh, từ trần. Trường hợp đặc biệt, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
Trường hợp Lễ tang do Bộ Quốc phòng chủ trì có 02 (hai) xe thông tin, 01 (một) xe cứu thương, 01 (một) xe dự phòng; đồng thời, bố trí xe dẫn đường hoặc phối hợp với Công an địa phương bố trí xe cảnh sát dẫn đường.
2. Xe Quân kỳ, xe đơn vị danh dự, xe chở linh cữu hoặc xe linh xa, xe chở hoa (gọi là xe nghi lễ) quy định như sau:
a) Lễ tang tổ chức tại nhà tang lễ bệnh viện Quân đội trên địa bàn thành phố Hà Nội, xe nghi lễ do Đoàn Nghi lễ Quân đội thực hiện; ở cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội, do đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang thống nhất với Đoàn Nghi lễ Quân đội thực hiện;
b) Lễ tang tổ chức tại nhà tang lễ bệnh viện Quân đội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, xe nghi lễ do Quân khu 7 thực hiện; ở cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, do đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang phối hợp, thống nhất với Quân khu 7 thực hiện;
c) Ngoài địa bàn quy định tại Điểm a, b Khoản này, do đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang phối hợp với quân khu sở tại thực hiện.
3. Xe phục vụ Ban Tổ chức Lễ tang, xe phục vụ gia đình, xe chở người đi đưa tang, do đơn vị chủ trì tổ chức Lễ tang thực hiện.
Điều 16. Các nội dung khác
1. Quân nhạc phục vụ lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng thực hiện theo quy định tại các Điều 42, 43 và Điều 45 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP.
2. Nơi tổ chức Lễ tang; nơi an táng; trang trí lễ đài; vòng hoa, Lễ viếng, Lễ truy điệu; Lễ đưa tang; Lễ hạ huyệt; xây vỏ mộ và chi phí thực hiện theo quy định tại các Điều 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45 và Điều 46 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP và các quy định tại Thông tư này. Trường hợp đặc biệt, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.
3. Lễ tang sĩ quan cấp Tướng từ trần tổ chức theo nghi thức Quân đội tại gia đình trên địa bàn thành phố Hà Nội do Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu quyết định Điều động lực lượng, phương tiện phục vụ; ở địa bàn khác do Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Quân ủy Trung ương quyết định Điều động lực lượng, phương tiện phục vụ.
Theo đó, phương tiện phục vụ Lễ tang cấp cao được thực hiện theo quy định trên.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lễ tang cấp Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?